Phân biệt hành động và thao tác trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 44 - 45)

b. Các dạng trí tuệ của con ngườ

3.1.1. Phân biệt hành động và thao tác trí tuệ

Không ít người còn chưa phân biệt rõ ràng hành động và thao tác trí tuệ, mặc dù, đây là các khái niệm khác nhau.

Về vấn đề này, có hai cách giải thích. Theo nhiều nhà tâm lí học (trong đó có G.Piagie), hành động (Action) là các ứng xử của cá nhân đối với sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Thao tác (Operation) là các hành động đã được chuyển vào bên trong (hành động bên ngoài được nội hiện) và đã được rút gọn. Đối tượng của thao tác không phải là những sự vật có thực như của hành động: mà là những hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu. Như vậy, thao tác là hành động tinh thần, chứ không phải là hành động thực, vật chất ở bên ngoài. Thao tác có các tính chất thuận nghịch (khả năng đảo ngược); bảo tồn (khả năng xác định được cái bất biến trong cái biến đổi; liên kết (sự kết hợp các thao tác riêng thành cấu trúc, không có thao tác tồn tại riêng rẽ, độc lập). Đối với G.Piagie thao tác (cấu trúc thao tác) là tiêu chuẩn phân biệt các trình độ trí tuệ của trẻ em: trí tuệ tiền thao tác, thao tác trí tuệ cụ thể và trí tuệ thao tác hình thức.

Cách giải thích của A.N.Leonchev và các nhà tâm lí học cùng xu hướng có phần khác với cách hiểu trên. Các nhà tâm lí học này giải thích hành động và thao tác trong cấu trúc chung của hoạt động. Theo đó, hành động trí tuệ được hiểu là hành động tâm lí trọn vẹn, chịu sự chi phối bởi một mục đích được ý thức. Còn thao tác là phương tiện, là cơ cấu kĩ thuật để triển khai đến mục đích đó. Thao tác không có mục đích tâm lí riêng. Cấu trúc của thao tác được định hình trong các phương tiện (công cụ) kĩ thuật. Vì vậy, quá trình hình thành thao tác thực chất là quá trình học cách sử dụng các công cụ đó. Thời kì đầu, quá trình học này chính là hành động tâm lí. Sau đó, hành động được luyện tập và được kĩ thuật hoá để trở thành thao tác. Như vậy, mặc dù thao tác khác hành động, nhưng nó được sinh ra từ hành động, do quá trình luyện tập hành động, kĩ thuật hoá nó, tước bỏ mục đích và chuyển nó vào trong một hành động khác. Khi chuyển thành thao tác, hành động được rút gọn và thuần thục. Việc phân loại thao tác theo các nhà tâm lí học này, dựa vào phân loại hành động. Để gọi tên hành động, người ta căn cứ vào các hình thức thể hiện của đối tượng và phương tiện mà nó sử dụng. Có 3 hình thức thể hiện của đối tượng: vật thật, các hình thức kí hiệu của vật thật và ý nghĩ về nó. Tương tự, ta có 3 hình thức hành động: hành động vật chất, có đối tượng là các dạng vật thật và phương tiện của hành động là các công cụ kĩ thuật; hành động tinh thần, đối tượng là các dạng kí hiệu và phương tiện là kí hiệu ngôn ngữ; hành

3.1 KHÁI QUÁT

động trí óc, có đối tượng là ý nghĩ của chủ thể và công cụ là ngôn ngữ bên trong (là ngôn ngữ không lời, hướng vào bên trong chủ thể, nó chỉ là những mảnh kí hiệu cơ động chứa nghĩa khách quan của sự vật và ý của chủ thể về sự vật đó). Tương ứng với 3 hình thức hành động trên, có 3 loại thao tác: thao tác vật chất (thao tác trên vật thật), thao tác tinh thần (thao tác bằng các loại kí hiệu ngôn ngữ); thao tác trí óc (thao tác bằng ngôn ngữ bên trong-bằng ý nghĩ). Đối với các nhà tâm lí học có quan điểm trên, việc xác định trình độ trí tuệ không chỉ dựa vào sự hiện diện của thao tác mà còn phải căn cứ vào cách triển khai các thao tác đó đến mục đích. Nghĩa là căn cứ vào phương tiện và cách sử dụng nó của chủ thể. Như vậy trong cách giải thích của các nhà tâm lí hoạt động, nói hành động là chủ yếu hướng tới tính trọn vẹn và tính mục đích của nó, còn nói tới thao tác là hướng tới cơ cấu kĩ thuật của một hành động nhất định.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)