Quan niệm của H.Valông về các giai đoạn phát triển tâm lí, trí tuệ trẻ em

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 72 - 73)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

3.4.1.2. Quan niệm của H.Valông về các giai đoạn phát triển tâm lí, trí tuệ trẻ em

H.Valông (Henri Wallon 1879 - 1962, nhà tâm lí học Pháp), có quan điểm khác với G.Piagie về cách phân chia giai đoạn phát triển tâm lí, trí tuệ trẻ em. G.Piagie đã cố gắng tách các cấu trúc kiến thức và trí tuệ ra khỏi các yếu tố tâm lí khác của cá nhân và dựa chủ yếu vào chính sự phát triển các cấu trúc đó do đứa trẻ tạo ra, để làm căn cứ xác định giai đoạn phát triển trí tuệ của chúng. Còn H.Valông luôn có xu hướng nhìn nhận sự phát triển một yếu tố tâm lí nào đó của cá nhân trong mối quan hệ hữu cơ của tổng thể nhân cách nói chung và dựa nhiều vào sự tương tác của trẻ với môi trường xã hội, với người lớn. Sự phát triển trí tuệ của đứa trẻ phải thường xuyên gắn với toàn bộ quá trình xã hội hoá nhân cách. Theo A.Valông, quá trình phát triển tâm lí, nhân cách (trong đó có cả sự phát triển trí tuệ) của trẻ diễn ra qua 7 giai đoạn:

1) Giai đoạn xung động (0 - 6 tháng), giai đoạn của những phản xạ mang tính tự động nhằm đáp lại những kích của môi trường. Những phản xạ này ngày càng mất đi nhường cho các cử động, các ứng xử mới.

2) Giai đoạn cảm xúc (6 - 10 tháng). Đây là thời kì phát triển nhanh các cảm xúc (sợ hãi, vui mừng.v.v...)

3) Giai đoạn giác - động (10 - 14 tháng), là giai đoạn khởi đầu cho trí khôn hành động

4) Giai đoạn phóng chiếu (14 tháng đến 2 tuổi). Cùng với sự biết đi, biết nói, đứa trẻ có khả năng thăm dò và tác động lên các sự vật, qua đó học được tên gọi tên và các đặc điểm của chúng. Nhờ đó, trẻ ngày càng có khả năng đối mặt và độc lập với vật, cho phép nó đa dạng hoá các quan hệ với mọi người xung quanh.

5) Giai đoạn cá thể hoá (3 - 6 tuổi). Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển nhanh, mạnh và phong phú "cái tôi” của trẻ. Có thể chia quá trình phát triển này thành 3 thời kì: 3 tuổi: thời kì chống đối. Trong thời kì này trẻ phát triển nhanh năng lực tách mình ra khỏi người khác, phân biệt các đồ vật theo những dấu hiệu khác nhau: màu sắc, hình dáng, v. v. Thời kì 4-5 tuổi: thời kì ái kỉ. Trẻ tập trung nhận thức vào bản thân, tự quan sát, tự đánh giá mình và có xu hướng thích khoe khoang. Nhận thức của trẻ phát triển hơn, đã tri giác các vật trừu tượng, phân biệt được các đường, hướng, vị trí của vài và các kí hiệu ngôn ngữ. Thời kì 5 - 6 tuổi. Thời kì này trẻ phát triển tư duy trực giác, tổng thể và xếp kề hình ảnh.

6) Giai đoạn đến trường (6 đến 12-13 tuổi).Đặc trưng của giai đoạn này là sự phong phú và hướng ra bên ngoài, ra xã hội của các mối quan hệ.Tư duy của các em đã khách quan hơn. Nhờ đó hiểu biết của các em đã đi sâu vào các thuộc tính của sự vật và cách sử dụng chúng

7) Giai đoạn dậy thì (13-14 đến 15-16 tuổi). Sự quay chú ý trở lại bản thân và những nhu cầu của "cái tôi". Sự khủng hoảng này đã dẫn các em đi tìm lí do tồn tại của các sự vật, sự việc và các quy luật chi phối chúng. Nhờ đó năng lực suy luận và khả năng kết hợp các khái niệm trừu tượng trong trí tuệ của trẻ giai đoạn này rất phát triển.

Như vậy, qua mô tả các giai đoạn phát triển tâm lí, trí tuệ trẻ em của H.Valông ta thấy, mặc dù cũng theo xu hướng tiếp cận kiến tạo trí tuệ, nhưng so với G.Piagie, ông đã giành phần xứng đáng hơn

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)