Quan niệm về tri thức và trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 156 - 158)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.3.1.1 Quan niệm về tri thức và trí tuệ

Có sự phân biệt khá rõ tri thức (tri kiến) và trí tuệ trong quan niệm của các Đạo gia Phương Đông. Để hiểu được sự phân biệt này còn bắt đầu từ quan niệm xuất phát của các Đạo học trên.

Điểm độc đáo trong nhận thức luận của triết học cổ đại Phương Đông nói chung, của Phật giáo và Đạo giáo nói riêng là biểu tượng về một bản thể động của thế giới và đó là yếu tố quyết định quan niệm của các Đạo học này về nhận thức của con người.

Thực ra, trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại, nói chung đã tồn tại một kinh nghiệm đơn giản về vũ trụ và về cuộc sống của con người. Có thể khái quát kinh nghiệm này trong 3 điểm sau:

Thứ nhất: Khởi nguyên của vũ trụ, của thế giới hiện hữu là trạng thái tuyệt đối, hư không, không sinh, không diệt (Tự tinh vũ trụ (Bahman) của Ấn Độ giáo. Niết bàn của Phật giáo, Thái cực trong Kinh Dịch, Đạo của Lão giáo). Trạng thái tuyệt đối này vượt lên trên mọi hiện hữu, không chịu sự chi phối của bất kỳ quy luật nào, nó hoàn toàn tinh nguyên (hư không) và có tính động, biến hoá.

Thứ hai: thế giới hiện hữu (cả thế giới của thượng đế, thần linh, con người và vạn vật) đều là cái có sau Khởi nguyên vũ trụ, chúng từ đó mà ra và là cái hữu hạn. Thế giới này không phải được cấu tạo bởi cái gì đó vững chắc, cố định. Ngược lại, đó là cái tuy có nhưng hoàn toàn bất định, biến hoá theo chu trình Sinh, Trụ, Di, Diệt hay Thành, Trụ, Hoại, Không, theo vòng luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử và chịu sự chi phối của quy luật nhân duyên. Chính sự biến hoá này mới là vĩnh viễn, thường có. Như vậy, vạn vật không phải là tuyệt đối có, cũng không phải là tuyệt đối không có. Nó là một trạng thái biến hoá của tự tính vũ trụ (theo truyền thống Ấn Độ) hay của Thái cực, của Đạo (theo truyền thống Trung Hoa). Thế giới hiện hữu (thế giới hữu hình) chẳng qua chỉ là sự vận động và biến hoá của của tinh thần vũ trụ, của Thái cực hay của Đạo. Từ đây ta có một kết luận quan trọng về mặt nhận thức luận trong các Đạo học Phương Đông: trong thế giới hữu hình, hữu hạn và biến động có cái vô hình, tinh không và tuyệt đối. Thế giới hữu hình, hữu hạn này là sự biến hoá, sự biểu hiện của cái tuyệt đối, cái vô hình, vô hạn (Đức là biểu hiện của Đạo).

Thứ ba; vận dụng vào đời sống con người và xã hội, Phật giáo cho rằng danh sắc (đời sống thể xác) của mỗi con người thuộc về thế giới hiện hữu, tức là thế giới có hạn, đời sống của nó như một đoạn ngắn trong vòng luân hồi sinh tử triền miên. Vì vậy, cả thể xác và linh hồn của con người đều là cái hiện hữu (cái có). Nó là giả hợp (sự kết hợp nhưng không vĩnh hằng) của các yếu tố (ngũ uẩn), nhưng không phải là cái tuyệt đối bất diệt. Chúng chỉ là các trạng thái biển hiện (không thực), chỉ là tạm thời.Trạng thái tạm thời này mới chính là quy luật tuyệt đối mà con người cần nhận ra.

Từ quan niệm như trên về vũ trụ Phật Tổ cho rằng: đời sống của chúng sinh (con người bình thường) chịu nhiều đau khổ (đời là bể khổ). Nhưng khổ ở đây không phải là khổ về thể xác(vì thể xác là giả hợp: là cái có nhưng không thực, không tồn tại vĩnh viễn, có sinh ắt có tử, có hợp ắt có tan) mà là do con người chìm đắm trong cõi vô minh (Avidia), tức là bị u mê, tăm tối, không nhận thức được những quy luật tuyệt đối nêu trên, do lầm lạc, ngộ nhận thể xác là cái có thực vĩnh viễn, dẫn đến tham sống, sợ ốm đau, bệnh tật, chết chóc. Từ sự si mê này dẫn đến hành động trái tự nhiên (trái với tự tính của vũ trụ). Muốn thoát khỏi bể khổ trầm luân, con người phải được giác ngộ, chuyển từ trạng thái vô minh lên trạng thái minh (Vidya).

Như vậy, chìa khoá để giải thoát con người trong Đạo Phật là giác ngộ, tức là nhận thức ra quy luật, nhận thức các chân lý. Phật cho rằng có hai mức nhận thức: tri thức và trí tuệ. Tri thức là mức nhận thức thông thường (nhận thức giác quan – ngũ uẩn): nhận biết các biểu hiện của quy luật. Đây là mức nhận biết có trong các lĩnh vực khoa học của xã hội, phát hiện ra bản chất và các quy luật của thế giới hiện hữu, bằng phương pháp nhận biết, quy nạp, phân tích, suy luận. Mức thứ hai cao hơn, mức trí tuệ, nhận thức bản chất của các quy luật, tức là Biết các quy luật vĩnh hằng của vũ trụ. Ở mức thứ nhất, nhận thức của con người vẫn còn trong trường tác động của các quy luật của thế giới hiện hữu. Khi đó, con người vẫn chìm đắm trong cõi vô minh. Ở mức thứ hai, nhận thức của con người đã vượt ra khỏi các quy luật của thế giới và đạt tới trạng thái minh, là trạng thái trong đó, tự tính của con người (Atman), tức là tự tính của tiểu vũ trụ và tựtính vũ trụ (Brahman) đồng nhất thành thể bất phân, tự tính cá thể trở thành tự tính vũ trụ. Khi đó con người đạt tới trạng thái giác ngộ, trạng thái Biết. Cần hiểu, theo Phật, Biết (Giác ngộ) không đơn thuần là sự hiểu biết thông thường, như quan niệm hiện đại, mà nó có nghĩa hoàn toàn khác. Biết, tức là quá trình chuyển từ trạng thái vô minh sang trạng thái Giác ngộ (trí tuệ), từ loại người này sang loại người khác, không chỉ về hiểu biết, mà còn thay đổi cả bảntính, không còn sự đối lập chủ thể - khách thể thế giới, mà là sự đồng nhất chủ thể vào khách thể. Ở đây Biết là năng lực toàn diện, biến đổi con người phàm tục thành con người giác ngộ. Nhờ năng lực này mà Hoàng Tử Sĩ Đạt Đa trở thành người khác-thành Phật. Như vậy, tri thức là tri kiến, còn trí tuệ là toả sáng, là giác ngộ. Hai yếu tố này khác nhau về chất, tri thức giác quan tạo ra hiểu biết thông thường, còn trí tuệ mang lại sức mạnh tuyệt vời cho con người, có khả năng “diệt”, “cắt” bỏ mọi dụng vọng, u mê, tăm tối của cuộc sống hữu hạn để nhập vào trạng thái vĩnh hằng. Tất nhiên, hai mức nhận thức này có sự bổ sung nhau. Để có được năng lực giác ngộ này, con người phải vượt lên trên, thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng, sự chi phối của quy luật luân thường, nhận thức thế giới hiện hữu từ bên ngoài nó. Nhưng thế giới hiện hữu này về bản chất, tự nhiên, chính là sự đồng nhất giữa tự tính của cá nhân và tự tính của vũ trụ, có trong “sâu thẳm” ở mỗi con người (Atman là Brahman), nó chỉ bị che lấp bởi tham, sân, si. Vì vậy, để có trí tuệ: tức là đạt tới trạng thái đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ (đồng nhất Atman với Brahman), con người phải trải qua quá trình tu luyện, mà thực chất là tự nhận thức và tự tu dưỡng. Tự nhận thức ở đây không phải là tự hướng ra, tiếp nhận và phân tích thế giới bên ngoài theo phương pháp quy nạp, phân tích hay suy luận mà phải hướng vào nội tâm, bằng phương pháp trực tâm, trực giác trí

tuệ, tức là bằng sự truyền trực tiếp, thông thoáng giữa tinh thần cá thể với tinh thần vũ trụ. Nói ngắn gọn, trí tuệ không phải là phương tiện để nhận thức thế giới mà là trình độ của con người. Để dạt được trình độ này, con người phải tu luyện tham thiền.

Về cơ bản, Lão tử, Trang tử và các nhà Đạo giáo Trung Hoa có cùng quan niệm biện chứng về vũ trụ với Phật Tổ. Theo đó, thế giới hữu danh (kể cả Trời, đất hay vạn vật hữu danh-tên gọi) đều được sinh ra từ vô danh, tức là từ Đạo. Đạo là cái bởi đó mọi vật sinh ra và Đức là cái bởi đó mọi vật trở thành vật. Nguyên lý Đạo là nguyên lý Tự nhiên. Biết Tự nhiên là biết Đạo. Sống theo đúng Tự nhiên là theo Đạo. Để nhận biết và diễn tả Đạo thì không thể dùng tri thức ngôn ngữ, mà chỉ có thể gợi ý mà thôi. Ngôn ngữ không hàm chứa Đạo mà chỉ có thể gợi cho ta đến với Đạo. Cho nên khi ta dùng lời thì Đạo chỉ được hiểu do năng lực gợi ý của lời, chứ không phải do lời biểu thị. Sách Trang Tử, thiên XXVI viết: “Nơm là để bắt cá, được cá thì quên nơm. Bẫy là để bắt thú, được thú thì quên bẫy. Lời là để tỏ ý, được ý thì quên lời. Làm sao ta có được người quên lời để cùng đàm đạo”. Trong sách này còn cho rằng hai vị thánh nhân gặp nhau thì không nói lời nào, vì khi mắt họ gặp nhau. Đạo đã hiển hiện. Giống Phật Tổ các Đạo gia cho rằng, để nhận thức được Đạo, không thể bằng phương pháp phân tích hay suy luận thông thường bằng ngôn ngữ, mà phải trực tiếp bằng truyền tâm, tâm tri, tâm hành, tức là rằng trực giác trí tuệ. Con đường để đạt tới trình độ nhận thức này cũng phải qua tu luyện.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)