Quan niệm của G.Piagie về các yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 91 - 93)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

4.2.3. Quan niệm của G.Piagie về các yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển trí tuệ.

Trong lí thuyết kiến tạo trí tuệ cá nhân, G.Piagie quan niệm sự phát sinh và phát triển trí tuệ cá nhân chịu sự chi phối bởi 1 yếu tố.

Thứ nhất: sự tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp được tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết. Theo G.Piagie, sự chín muồi các phức hợp thần kinh bao gồm sự mở rộng những khả năng thần kinh đã có thành những khả năng mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện một số hành vi nào đó. Tuy nhiên, sự chín muồi các chức năng thần kinh chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để có hành vi mới còn phải luyện tập và có sự tham gia của kinh nghiệm. G.Piagie cho rằng, sự chín muồi các phức hợp thần kinh giảm dần vai trò và tính quy định trực tiếp đối với trí tuệ theo sự phát triển của nó qua các giai đoạn lứa tuổi.

Thứ hai: vai trò của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hoạt động với đối tượng (G.Piagie ám chỉ đây là những kinh nghiệm vật lí-thu được thông qua các hoạt động vật lí. Chúng đối lập với những kinh nghiệm xã hội). Những yếu tố này vừa là cần thiết vừa là chủ yếu cho đến khi trẻ em hình thành được các cấu trúc thao tác lôgic-toán. Có hai loại kinh nghiệm: Kinh nghiệm vật lí, thể hiện khi trẻ tác động lên đối tượng để trừu xuất những thuộc tính khỏi chúng. Kinh nghiệm lôgic-toán, thể hiện khi trẻ tác động lên đối tượng nhằm nhận biết kết quả của sự phối hợp hành động (chẳng hạn trẻ 5- 6 tuổi tìm ra được tổng của một tập hợp độc lập với thứ tự không gian của các phần tử hay thứ tự đếm các phần tử trong tập hợp đó). Theo G.Piagie, sự khác nhau giữa hai loại kinh nghiệm này là ở chỗ,

kinh nghiệm vật lí thu được do tác động lên sự vật và trừu xuất các thuộc tính vật lí của nó, còn kinh nghiệm lôgic toán thu được do trẻ trừu xuất khỏi hành động, để làm cho hành động trở thành đối tượng thực tiễn để cấu trúc hoá nó. G.Piagie rất đề cao loại kinh nghiệm này trong cấu trúc trí tuệ cá nhân và ông cho rằng, ở trẻ em, nó có trước kinh nghiệm vật lí.

Thứ ba: Sự tương tác và chuyển giao xã hội. Đây cũng là một yếu tố chủ yếu và cần thiết. Trong quá trình phát triển trí tuệ trẻ em, sự tương tác xã hội có tính hai mặt. Một mặt, sự xã hội hoá là quá trình cấu trúc, trong đó cá nhân nhận được những khuôn mẫu trí tuệ xã hội tương ứng với sự tương tác của trẻ với xã hội trong từng lứa tuổi. Mặt khác, tác động của xã hội chỉ có tác dụng khi có sự đồng hoá tích cực của trẻ

Thứ tư: tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân. Đối với G.Piagie, cả 3 yếu tố trên đều chủ yếu và cần thiết. Tuy nhiên, chúng không tác động riêng rẽ, mà được phối hợp bởi hành động của chủ thể và được thay đổi theo sự phát triển của trí tuệ qua các giai đoạn. Tính chủ thể của trẻ trong sự phát triển trí tuệ biểu hiện ở sự đồng hoá và điều ứng của nó để hình thành nên các cấu trúc trí tuệ theo một trật tự xác định. Chính do tính chủ thể và sự phát triển theo một trật tự kế tiếp hằng định, nên không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn nào đó, theo kế hoạch chủ quan của xã hội (người lớn), được thiết lập từ trước. Ngoài ra. tính chủ thể còn được biểu hiện ở vai trò của các yếu tố tình cảm và động cơ trong quá trình phát triển của trẻ. Về điểm này, chúng ta sẽ đề cập ngay phần dưới đây.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN

Nếu tách ra những khía cạnh cụ thể, thì các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học hay yếu tố môi trường đều có ít nhiều điều hợp lí. Chúng cung cấp biểu tượng về vai trò của các yếu tố có liên quan tới sự phát sinh, phát triển trí tuệ cá nhân. Tuy nhiên, xét tổng thể, những quan niệm này là cực đoan, siêu hình và phiến diện. Vì vậy, sớm muộn sẽ dẫn đến quan điểm tiền định trực tiếp về sự phát triển. Điều này khó được chấp nhận đối với khoa học và giáo dục hiện đại. Trong một nỗ lực khắc phục tư tưởng tiền định nhất nguyên siêu hình trên, nhà tâm lí học Đức V.Stecnơ (1871-1938) đã đề xuất thuyết hội tụ hai yếu tố: sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố sinh học và môi trường xã hội trong quá trình phát triển trí tuệ trẻ em. Trên thực tiễn, lí thuyết này được tiếp nhận khá phổ biến ở các nước Âu-Mỹ. Nhiều nhà tâm lí học theo quan niệm này cho rằng, yếu tố sinh học tạo ra tiềm năng cho sự phát triển trí tuệ, còn việc những tiềm năng đó được triển khai như thế nào là tuỳ thuộc vào môi trường. Có thể tiềm năng tốt, nhưng trong môi trường không thuận lợi thì kết quả vẫn kém. Ngược lại, với một tiềm năng nghèo nàn, nhưng nếu có môi trường thuận lợi thì vẫn đạt hiệu quả. Rõ ràng quan niệm như vậy tích cực hơn các quan niệm nhấn mạnh máy móc một trong hai yếu tố. Tuy nhiên, dù có cách nhìn tích cực hơn, nhưng trong quan niệm này yếu tố chủ thể vẫn chưa được đặt ra trực tiếp. Vì vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội - chủ thể vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi đó, trên thực tế đây mới thực sự là chìa khoá để giải quyết vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố sinh học và xã hội tới sự phát triển trí tuệ cá nhân.

Để giải quyết vấn đề này,trước hết cần phải tách ra yếu tố sinh học đối với sự phát triển loài và phát triển cá nhân.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)