Phân loại các mức chậm phát triển trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 133 - 139)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

6.1.3. Phân loại các mức chậm phát triển trí tuệ

Để xác định mức độ chậm trí tuệ của một trẻ cụ thể, phải dựa vào các dấu hiệu về tâm vận động, về khả năng tự phục vụ khả năng thích với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, về mặt hành chính, cần có tiêu chí nào đó để thống nhất. Đa số nhà nghiên cứu chấp nhận dựa vào điểm chỉ số trí tuệ được thực hiện qua các trắc nghiệm. Theo cách này, hiện nay có nhiều bảng phân loại. Thông thường (tính theo trắc nghiệm Stanford - Binet và theo Wechsler), những trẻ có chỉ số IQ < 70 được coi là chậm trí tuệ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đề xuất là < 80. Chẳng hạn, theo Nguyễn Khắc Viện (1991):

- Chỉ số khôn 70-80 chậm khôn nhẹ; - Chỉ số khôn từ 50 - 70: chậm khôn vừa; - Chỉ số khôn - từ 50 - 30: chậm khôn nặng; - Chỉ số khôn dưới 30 rất nặng.

Dưới đây là hai bảng phân loại mức độ chậm trí tuệ tuệ tính theo trắc nghiệm Stanford - Binet và theo Wechsler. Bảng các mức độ chậm trí tuệ theo chỉ số IQ Mức độ chậm trí tuệ IQ dựa theo test Stanford Binet IQ dựa theo thang Wechsler % trong số trẻ chậm trí tuệ tỉ lệ % trong dân số 55 - 69

Chậm nhẹ 52 - 69 90,0 2,00

36 -51

20 - 35

Chậm rất nặng < 20 < 25 1,0 0,02

Mức chậm phát triển trí tuệ rất nặng là những trẻ có điểm là dưới 20 (theo trắc nghiệm Stanford) và dưới 25 (theo thang Wechsler). Nhìn chung, trẻ em ở mức độ này có trình độ trí tuệ tương đương với trẻ em trong giai đoạn giác - động, theo lí thuyết của G.Piagie. Các em phụ thuộc rất nhiều vào người khác.

Mức chậm phát triển trí tuệ nặng, là những trẻ có điểm IQ từ 20-25 đến 35-39. Về trình độ phát triển, các em đạt mức trí tuệ tượng trưng 2 - 4 tuổi theo lí thuyết của G.Piagie. Đây là những trẻ không hoặc phát triển ngôn ngữ rất kém, giao tiếp ngôn ngữ rất đơn giản. Các em có thể có kiểu tư duy xếp kề “cái này đi với cái kia", như cái chén đi với cái đĩa, "cái này rồi đến cái kia". Những kỹ năng của chúng không dựa trên hiểu biết sự vật, mà chủ yếu dựa vào trình tự hành vi đã được huấn luyện một cách kỹ lưỡng, trở thành tự động. Khi gặp trở ngại hoặc một mắt xích của hành động bị phá vỡ, trẻ sẽ lúng túng, thậm chí hoảng hốt, không có khả năng đối phó với tình huống mới. Trẻ chậm phát triển nặng có thể tách mình ra khỏi người khác, nhưng không có khả năng đặt mình vào người khác. Chúng vẫn ở trình độ tự kỷ trung tâm.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ loại vừa thường có IQ từ 36 - 40 điểm đến 51-54 điểm. Theo thang phân loại của G.Piagie, những trẻ hãy ở trong giai đoạn tư duy tiền thao tác (4 - 7 tuổi). Trẻ có thể xây dựng được những khái niệm dựa trên các trải nghiệm của bản thân. Hành động nhận thức thường được tiến hành theo cơ chế "thử và sai". Giao tiếp của trẻ chậm vừa đạt trình độ trẻ trước tuổi học. Trong lĩnh vực học tập trẻ chậm vừa có thể học được trình độ những lớp đầu tiểu học. Có thể học để đi lại độc lập trong địa bàn quen thuộc. Trong hoạt động, sinh hoạt, chúng có khả năng độc lập giải quyết một số việc cụ thể. Khi lớn lên, trẻ chậm vừa có thể thực hiện được những công việc không đòi hỏi kỹ năng phức tạp và có sự giám sát thường xuyên trong môi trường lao động chung. Trẻ chậm vừa có thể thích ứng được với cuộc sống trong gia đình và trong cộng đồng.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ loại nhẹ thường có điểm IQ từ 52-55 đến 69 và có thể đạt trình độ trí tuệ thao tác cụ thể trong lí thuyết của G.Piagie. Trẻ giải quyết vấn đề bằng tư duy lôgic với các vật liệu cụ thể, nhưng không có khả năng tư duy trừu tượng, bằng khái niệm. Đến cuối tuổi thanh, thiếu niên, trẻ chậm nhẹ có thể đạt trình độ văn hoá lớp 6/12. Trẻ chậm nhẹ có khả năng tự lực trong việc chọn bạn, trong các hoạt động giải trí, lao động v.v.. Khi trưởng thành, chúng có các kỹ năng lao động nghề nghiệp và hoạt động xã hội, nhưng vẫn cần có sự giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ, đặc biệt khi chúng bị sức ép về kinh tế hoặc tình cảm. Ở tuổi trưởng thành, nếu được trợ giúp thích hợp, người chậm trí tuệ nhẹ có thể sống độc lập và khá thành công trong cộng đồng.

Trọng Thuỷ, 1992).

Mức độ chậm phát triển trí tuệ

Sinh trưởng và phát triển ở tuổi chưa đi

học (0-5 tuổi)

Huấn luyện và giáo dục ở tuổi đi học (6-

20) tuổi

Tiềm năng xã hội và nghề nghiệp ở tuổi

trưởng thành

Trầm trọng (IQ <20)

Chậm phát triển nhiều, tiềm năng hoạt động tối thiểu về tâm vận, cần chăm sóc.

Có phát triển được ít nhiều về vận động, không tập làm lấy được công việc tự phục vụ cần được chăm sóc hoàn toàn.

Phát triển chút ít về vận động và ngôn ngữ, hoàn toàn không tự lo cho bản thân, cần được chăm sóc, giám sát. Nặng (IQ: 20-35) Phát triển kém về vận động, ngôn ngữ tối thiểu, không làm lấy được việc phục vụ, không có hay có rất ít kỹ năng truyền đạt.

Có thể tập nói và truyền đạt: tập được thói quen vệ sinh sơ đẳng; không tập được những kỹ năng thông dụng ở nhà trường: có thể tập được thói quen, nếu được huấn luyện có PP.

Có thể tham gia một phần vào việc lo cho bản thân, nếu được giám sát hoàn toàn: có thể phát triển kỹ năng tự vệ ở mức độ tối thiểu trong môi trường hạn chế. Trung bình (IQ: 36-52) Có thể nói và tập truyền đạt: ý thức xã hội kém, phát triển khá về vận động: có thể tập tự lực cánh sinh, chỉ cần giám sát vừa phải

Nếu được huấn luyện đặc biệt có thể tập được các kỹ năng thông dụng ở trình độ lớp 3 khi 15 hay 16 tuổi Có thể làm công việc lao động hay đòi hỏi chút ít huấn luyện chuyên môn, cần giám sát hay hướng dẫn chút ít khi gặp trở ngại kinh tế hay xã hội nào đó.

Nhẹ (IQ: 53- 69)

Có thể phát triển kỹ năng xã hội và truyền đạt:chỉ bị chậm phát triển chút ít về khả năng vận - cảm, khi Khi đến tuổi 15, 16 có thể lắp được các kỹ năng của lớp nhất tiểu học: không học được các môn tổng quát ở trung học; cần

Nếu được giáo dục và huấn luyện đúng cách, có thể sinh hoạt bình thường về xã hội và nghề nghiệp; khi gặp trở ngại lớn

lớn lên mới nhận thấy bất bình thường.

được giáo dục theo chương trình đặc biệt, nhất là ở tuổi trung học.

về kinh tế hay xã hội cần được giám sát hay hướng dẫn.

Trên đây là các mức chậm trí tuệ, được phân loại theo điểm trắc nghiệm, tức là chủ yếu căn cứ vào các dấu hiệu được lượng hoá. Việc phân mục như trên giúp các nhà sư phạm có cơ sở đoán biết và kỳ vọng về mức độ hành vi của trẻ. Tuy nhiên, để xác định đúng mức độ và tính chất chậm của mỗi đứa trẻ, cần phải phân tích định tính thông qua phương pháp lâm sàng. Phát hiện ra nguyên nhân của nó, từ đó có mức độ và hình thức chăm sóc, giáo dục thích hợp.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 6: M ỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Mặc dù còn ít công trình nghiên cứu nhân cách trẻ chậm phát triển trí tuệ, tuy nhiên, từ những gì đã có về vấn đề này, có thể rút ra một số đặc trưng tâm lí của loại trẻ em trên.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)