Quan niệm di truyền trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 89 - 90)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

4.2.1.1. Quan niệm di truyền trí tuệ

Nếu truy tìm trong lịch sử, thì quan niệm về sự di truyền trí tuệ thậm chí đã có từ khi bắt đầu của cuộc sống xã hội và nhiều khi vượt ra khỏi khuôn khổ của khoa học trở thành công cụ chính trị, cho dù trong tâm lí học khoa học hiện nay, các quan niệm này không được ủng hộ, thậm chí còn bị lên án.

Tư tưởng chủ đạo của những nhà di truyền trí tuệ là trí tuệ được quyết định theo con đường di truyền sinh học (gen) giữa các thế hệ. Những người cực đoan còn cho rằng chỉ có thiểu số người có khả năng trí tuệ tốt hơn cả. Từ đây, hình thành các học thuyết về ưu sinh và hàng loạt học thuyết phân biệt chủng tộc, sắc tộc về trí tuệ. Cơ sở để các nhà tâm lí học quy kết về di truyền trí tuệ là chỉ số trí tuệ (chỉ số IQ) của các cá nhân, được xác định bằng trắc nghiệm (Tests).

Nguồn tư liệu chủ yếu được thu từ nghiên cứu trên động vật; từ phân tích, so sánh chỉ số IQ của các trẻ em sinh đôi (Phương pháp trẻ em sinh đôi) và từ so sánh giữa các nhóm người. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu đã phê phán và vạch ra sự thiếu cơ sở khoa học của những kết luận nhấn mạnh tính quyết định của di truyền đối với trí tuệ. Ở đây có ít nhất 3 điểm cần lưu ý.Thứ nhất: việc sử dụng chỉ duy nhất các trắc nghiệm để xác định điểm trí tuệ, rồi qua đó khẳng định sự khác biệt mức trí tuệ của các cá nhân, các nhóm xã hội là không đủ cơ sở khoa học. Về ưu điểm và hạn chế của các trắc nghiệm, chúng ta sẽ đề cập tới trong phần sau. Nhưng ở đây cần đưa ra kết luận trước, các trắc nghiệm, trong trường hợp được soạn thảo tốt nhất, tiến hành theo quy trình nghiêm ngặt nhất và được khai thác triệt để nhất, cũng chỉ có thể phản ánh được mức độ trí tuệ của một cá nhân nào đó tại một thời điểm nhất định. Chỉ số trí tuệ không phải là con số cố định được dán trên trán của mỗi đứa trẻ và tiềm năng phát triển của nó được quyết định vĩnh viễn ngay từ đầu. Vì vậy, nếu coi các kết quả trắc nghiệm đó là một hằng số đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và được truyền từ cha mẹ sang con cái, thì chắc chắn đó là một kết luận phi khoa học. Thứ hai: trong nghiên cứu trẻ em sinh đôi, các nhà tâm lí học theo hướng nhấn mạnh yếu tố di truyền đã không thể tách ra được rõ ràng những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng, được nuôi dưỡng trong điều kiện tương đồng và không tương đồng. Tức là không thể

4.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂNTRÍ TUỆ CÁ NHÂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN

tách riêng biến số di truyền ra khỏi các biến số khác để phân tích nó. Các nhà tâm lí học Kimling và Jarvik (1993) trong khi phân tích 52 công trình nghiên cứu trí tuệ của trẻ em có các quan hệ khác nhau đã nhận thấy ảnh hưởng của các điều kiện sống chung và sống trong những hoàn cảnh khác nhau tác động đến yếu tố di truyền, làm thay đổi vai trò của nó đối với trí tuệ. Trong phong trào đấu tranh chống lại các quan điểm di truyền cực đoan của A.Jensen, nhiều nhà tâm lí học Mỹ đã nghiên cứu (cũng bằng các trắc nghiệm) trí tuệ của các trẻ em da đen được nuôi dưỡng trong các gia đình da trắng, đã cho thấy điểm trí tuệ trung bình của nhóm trẻ này là 106, tương đương với điểm trung bình chuẩn quốc gia của trẻ em da trắng ở Mỹ. Các công trình nghiên cứu của Zajonc và cộng sự (1973) về trí tuệ của số lượng lớn thanh niên (19 tuổi) Hà Lan (386.114 người), sống trong các gia đình có quy mô số con từ 1 đến 9, đã cho kết quả điểm trí tuệ trung bình của thanh niên giảm dần theo quy mô số con trong gia đình và thứ bậc của nó trong các con. Thứ tự giảm như sau: 2 con -> 3 con ->4 con ->1 con -> 5 con -> 6 con -> 7 con -> 8 con -> 9 con. Nói cách khác, trừ trường hợp thanh niên gia đình 1 con, còn điểm trí tuệ trung bình sẽ thấp dần nếu số con trong gia đình càng đông hơn và những đứa trẻ đầu lòng có điểm trí tuệ cao hơn đứa út. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, Zajonc đã giả định ảnh hưởng của các mô hình “văn hoá" gia đình tới trí tuệ của các thành viên. Thứ ba, các nhà tâm lí học theo quan niệm di truyền trí tuệ, khi quy kết sự khác biệt trí tuệ giữa các cộng đồng sắc tộc, chủng tộc, đã không tính đến thực tế hiện nay là không có chủng tộc thuần khiết theo đúng nghĩa sinh học. Theo các nhà xã hội học, chủng tộc ở Mỹ và ở các nước phương tây là khái niệm xã hội chứ không phải thực sự là khái niệm sinh học. Sự khác biệt về chỉ số trí tuệ giữa trẻ em da đen với trẻ em da trắng (trong kết quả nghiên cứu của C.Burt và A.Jensen) phản ánh sự khác biệt về điều kiện xã hội nhiều hơn là điều kiện sinh học.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)