Khái niệm trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 109 - 110)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

5.1.1.1 Khái niệm trắc nghiệm

Theo nguyên nghĩa trắc nghiệm (Test) là phép thử, phép đo (Nguyễn Khắc Viện, 1991). Nó được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt xã hội và trong nhiều lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, không phải bất kì phép thử nào cũng có thể trở thành phương pháp trắc nghiệm. Trong tâm lí học trắc nghiệm được hiểu là phép thử đã được chuẩn hoá, trở thành công cụ để nhà nghiên cứu đo lường các khía cạnh tâm lí con người. Có thể dẫn ra mà vài định nghĩa tiêu biểu. “Trắc nghiệm là một thử nghiệm tâm - sinh lí, đã được chuẩn hoá và thường được hạn chế về thời gian, dùng để xác lập sự khác biệt giữa các cá nhân về trí tuệ, nhân cách và những năng lực chuyên môn, theo mục đích thực tiễn của nhà nghiên cứu” (K.M.Gurevic, 1970). "Trắc nghiệm là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hoá về kĩ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lí (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách...), trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội" (Nguyễn Khắc Viện, 1991). 'Trắc nghiệm tâm lí là một công cụ đã được tiêu chuẩn hoá, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc những loại hành vi khác" (F.S.Freeman, 1971)

Để phân biệt trắc nghiệm đã được chuẩn hoá với các phép thử thông thường, người ta dựa vào các tiêu chuẩn nhất định. Hiện tại, về điểm này, còn có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứng. Tuy nhiên, tựu trung lại, một trắc nghiệm đã được chuẩn hoá phải có những tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất: tính hiệu quả hay độ ứng nghiệm (Validity). Tính hiệu quả của trắc nghiệm được thể hiện qua hai phương diện: một mặt, trắc nghiệm phải đo được yếu tố tâm lí định đo. Mặt khác, phải đo được khả năng của yếu tố đó đúng như hiệu xuất của nó trong thực tiễn. Nghĩa là hệ số tương quan giữa kết quả của đối tượng trong trắc nghiệm với kết quả của đối tượng đó trong hoạt động thường ngày không quá thấp so với 1. (Hệ số tương quan càng gần 1 thì độ ứng nghiệm càng cao). Tính hiệu quả của trắc nghiệm được kiểm tra qua hoạt động thực tiễn của nghiệm thể. Trong việc sử dụng trắc nghiệm, độ ứng nghiệm là tiêu chuẩn rất dễ bị vi phạm. Vì trong quá trình xây dựng trắc nghiệm, tác giả của nó thường dựa vào một quan điểm văn hoá nhất định và việc chuẩn hoá nó được tiến hành trên các khách thể có cùng nền văn hoá đó. Khi trắc nghiệm được ứng dụng vào đối tượng khách thể khác, sẽ thu được kết quả không phù hợp với nội dung ban đầu. Điều này càng dễ xảy ra đối với các trắc nghiệm dùng lời.

5.1. PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG ĐO LƯỜNG

Để khắc phục hạn chế trên, một mặt, phải giới hạn phạm vi ứng dụng của trắc nghiệm; mặt khác, tăng cường các liệu pháp phi lời nói (dùng hình ảnh, tranh vẽ, hành động.v.v...).

Thứ hai: Độ tin cậy hay tính trung thành (Fidelity). Một trắc nghiệm được gọi là có độ trung thành cao là khi đo hai lần trên cùng một đối tượng, với khoảng cách thời gian nhất định, sẽ cho kết quả như nhau. Nói cách khác, tính trung thành nghĩa là kết quả trắc nghiệm có độ ổn định cao, không dao động từ lần đo này sang lần khác trên cùng một đối tượng. Có thể xác định độ trung thành của trắc nghiệm bằng hai cách: cách thứ nhất: xác định hệ số tương quan giữa các chỉ số thử nghiệm lặp lại trên cùng nghiệm thể, bằng cùng một trắc nghiệm. Cách thứ hai, là xác định hệ số tương quan của hai nửa của cùng một trắc nghiệm, đồng thời có thể tăng độ trung thành của trắc nghiệm bằng cách tăng số lượng các bài tập trong trắc nghiệm, sau khi xác định được hệ số trung thành của hai nửa trắc nghiệm.

Thứ ba: Độ phân biệt (Difference). Một trắc nghiệm tốt là trắc nghiệm có thể đo lường được những khác biệt nhỏ nhất giữa các yếu tố tâm lí của nghiệm thể và giữa các nghiệm thể trong nhóm.

Thứ tư: tính quy chuẩn (standardize). Một trắc nghiệm, với tư cách là công cụ của nhà nghiên cứu, phải mang tính phổ biến. Nghĩa là có thể sử dụng được cho một quần thể người. Vì vậy nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn căn cứ theo một nhóm đại diện cho quần thể đó. Một trắc nghiệm tốt là trắc nghiệm đã được tiêu chuẩn hoá (Standardized tests)

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)