Các tác nhân môi trường xã hộ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 142 - 144)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

6.3.1.2. Các tác nhân môi trường xã hộ

Ngoài những tác nhân sinh học như trên thì các yếu tố tác động của môi trường xã hội và gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn, gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Có thể kể ra một số yếu tố sau:

- Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất. - Thiếu thốn hoặc hẫng hụt tâm lí - tình cảm xã hội.

- Phương pháp giáo dục dành cho cá nhân trẻ không phù hợp với chuẩn chung của xã hội (chăm sóc hoặc bỏ rơi quá mức...).

- Ít có cơ hội đi học. - Sống cách li với xã hội. …...

6.3.2.Thời điểm tác động của các yếu tố gây chậm phát triển trí tuệ

Một trong những đặc trưng ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm trí tuệ là mức độ tác hại của chúng không chỉ phụ thuộc tính chất, cường độ và thời gian tác động: mà còn phụ thuộc sự tác động đó xảy ra vào thời điểm nào trong quá trình phát triển của trẻ em.

Về phương diện cơ thể. Sự trưởng thành cả về mặt hình thái và hoá sinh của cơ thể nói chung, hệ thần kinh nói riêng diễn ra không như nhau trong suốt quá trình phát triển. Mỗi thời kì phát triển khác nhau của cơ thể và hệ thần kinh có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nếu trong thời kì đó có sự tác động của các tác nhân gây chậm, thì mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ khác với sự tác động vào các giai đoạn khác. Điều này thể hiện trên cả hai phương diện: thứ nhất, hai tác nhân khác nhau có thể dẫn đến mức độ chậm như nhau; thứ hai: cùng một yếu tố gây chậm, nhưng tác động vào những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Hiện tượng này bộc lộ rõ nhất trong những giai đoạn, mà ở đó việc cấu trúc hình thái và trao đổi sinh hoá đang diễn ra với cường độ và tốc độ nhanh nhất trong suốt quá trình phát triển. Nhìn chung, tác nhân gây chậm xuất hiện càng sớm trong quá trình phát triển của bào thai và của đứa trẻ (sau khi ra đời) thì mức độ ảnh hưởng của nó càng lớn. Như vậy mức độ chậm trí tuệ và sự

tiến triển của nó không chỉ được xác định bởi cường độ các tác nhân gây chậm, mà còn chủ yếu là do thời điểm tác động. Các tật chậm thường nghiêm trọng nhất khi hệ thần kinh và các cơ quan của cơ thể bắt đầu hình thành và ở thời kì chúng đang được biệt hoá sau này. Khi thai nhi đã trong giai đoạn trưởng thành và khi đứa trẻ dã qua giai đoạn hài nhi thì các tác động ngoại sinh không còn ảnh hưởng toàn diện tới sự phát triển của trẻ, sự khu trú của nó trở nên rõ hơn, mức nguy hại sẽ thấp hơn so với các giai đoạn trước.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 6: M ỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)