VẤN ĐỀ TRỰC GÍAC TRÍ TUỆ TRONG TRYỀN THỐNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 7.3 TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 147 - 150)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.2. VẤN ĐỀ TRỰC GÍAC TRÍ TUỆ TRONG TRYỀN THỐNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 7.3 TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠ

7.3. TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

Created by AM Word2CHM

Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 7: M ỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

Ngày nay, trong tâm lí học vấn đề trí tuệ đã có hệ thống lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phong phú, do kết hợp thành tựu của nhiều xu hướng tiếp cận. Ở đây, trí tuệ được coi là một hệ thống cơ động, có chức năng tạo ra các cấu trúc nhận thức, giúp cá nhân khả dĩ có thể thích ứng tích cực với môi trường sống. Cơ chế hoạt động của trí tuệ được mô tả là quá trình - thu nhận các dữ liệu về đối tượng và xử lí chúng (việc xử lí diễn ra theo cơ chế liên tưởng các hình ảnh, biểu tượng - thuyết liên tưởng; theo cơ chế cấu trúc lại hình ảnh tri giác dẫn đến sự bừng hiểu-thuyết Ghetstal; theo cơ chế đồng hoá và điều ứng kích thích - thuyết kiến tạo.v.v.). Quá trình hành động trí tuệ có thể diễn ra ở mức thao tác hoặc tiền thao tác: có hoặc không có sự tham gia của ngôn ngữ. Dù ở mức nào và có sự tham gia của ngôn ngữ hay không, trí tuệ vẫn được coi là quá trình tiếp cận của chủ thể tới bản chất của đối tượng, được gián tiếp thông qua các tài liệu cảm tính, do các giác quan mang lại. Hoạt động của trí tuệ chủ yếu được quy về việc thu nhận, phân tích, tổng hợp, cấu trúc lại các tài liệu cảm tính đó. Tuy nhiên, ngoài cách hiểu trên, trong nhiều công trình nghiên cứu khác: đặc biệt là trong triết học và văn hoá học, vấn đề trí tuệ còn được triển khai theo hướng khác: trực giác trí tuệ và vai trò của nó trong nhận thức và trong đời sống của con người.

Mặt khác, vận dụng hệ thống lí luận đã có vào việc giải thích nguyên nhân các mức độ cao của năng lực trí tuệ (phát triển sớm, tài năng..), tâm lí học trí tuệ thường quy về các yếu tố cấu trúc thần kinh hoặc lượng hoá thông qua chỉ số trí tuệ. Tức là giải thích bằng sự đo lường, định lượng và mô tả các sự kiện thực nghiệm, quan sát được về trí tuệ. Nói cách khác, giải thích chúng bằng các tri thức suy luận. Còn những phát minh thiên tài, làm đảo lộn khoa học thế giới hay những hiện tượng xuất thần, các hiện tượng dị thường của con ngưới như công năng của các Đạo sĩ Yoga, sự thấu cảm của các Thiền sư hay những người có khả năng thần giao cách cảm, thôi miên, thấu thị... biểu hiện ở sự tiên tri các sự kiện trong đời sống cá nhân, xã hội, khả năng đoán nhận được ý nghĩ người khác từ xa, chữa bệnh bằng tinh thần, khả năng tìm được hài cốt,v.v...được gọi chung là các hiệntượng ngoại tâm lí (Parapsychology), thì hầu như chưa được đề cập chính thức trong tâm lí học về trí tuệ, mặc dù, chúng thường thu hút quan tâm của con người ngay từ thời cổ đại. Trong tư duy thông thường, chúng được coi là quyền năng của một lớp người (Đẳng cấp đạo sỹ Ấn Độ, Trung Hoa cổ đại.v.v), hoặc bị coi là phương pháp giải thoát chứa đầy yếu tố thần bí, ma thuật (lên đồng) hay các hành vi ứng xử của những người yếm thế, tiêu cực, sống xa lánh xã hội. Ngày nay, nhiều giải thích cho đó là do giác quan thứ 6 của conngười (ngoài 5 giác quan thông thường là thị, thính, khứu, vị và xúc giác). Theo một hướng khác, chúng được xác nhận và được giải thích là kết quả của phương pháp trực giác trí tuệ.

Như vậy, ngoài cách nhìn truyền thống trong tâm lí học, coi hoạt động của trí tuệ là hệ thống hành động và và tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán dựa trên các tài liệu đã có, còn có các

7.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

cách hiểu khác về khả năng trí tuệ của con người, trong số đó đáng chú ý là vấn đề trực giác trí tuệ và phương pháp nhận thức bằng trực giác trí tuệ, được khai thác nhiều trong Triết học, Văn hoá học, Thần học, Mỹ học, Văn học, Nghệ thuật.v.v...Chương này chỉ giới hạn ở việc thử tìm hiểu hai vấn đề trên trong phạm vi một số trào lưu triết học Phương Tây và trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 7: M ỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

Trong triết học, trí tuệ thuộc phạm trù nhận thức luận, tức là giải quyết vấn đề khả năng và phương thức nhận thức thế giới của con người. Điều này liên quan trực tiếp tới các quan niệm về bản nguyên thế giới. Đây là một trong những nguồn gốc nảy sinh và phát triển các quan niệm khác nhau về nhận thức nói chung, về trí tuệ và trực giác trí tuệ nói riêng của con người trong các trào lưu triết học từ trước đến nay. Vì vậy, để hiểu bản chất các quan niệm về trực giác trí tuệ, nhất thiết phải bắt đầu từ việc tìm hiểu các quan niệm về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)