Nhịp độ phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 76 - 78)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

3.4.2. Nhịp độ phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổ

Mặc dù có cách nhìn khác nhau về căn cứ để phân chia giai đoạn và giải thích nội dung phát triển của mỗi giai đoạn đó nhưng hầu hết các nhà tâm lí học lớn, trong đó có cả G.Piagie, H.Valông, L.X.Vưgôtxki và nhiều nhà tâm lí học khác như Thurstone (công trình nghiên cứu sự phát triển tốc độ trí giác và khả năng suy luận-1955), Bayley (nghiên cứu sự phát triển trí năng cá nhân - 1970) đã cung cấp nhiều tư liệu lí luận và thực tiễn cho thấy nhịp độ phát triển trí tuệ của trẻ em qua các giai đoạn khác nhau, từ sơ sinh đến trưởng thành. Đây không phải là quá trình tăng trưởng đều và ổn định, mà thay đổi thường xuyên về nhịp độ và tốc độ. Đồng thời giữa các giai đoạn có các cuộc khủng hoảng, tạo ra nhiều khả năng phát triển theo các hướng khác nhau và theo chiều đi lên hoặc thụt lùi nhanh chóng. Đó là những bước ngoặt trong suốt tiến trình phát triển của trẻ.

Từ trong học thuyết của các nhà tâm lí học trên, có thể nhận thấy sự phát triển về trí tuệ cá nhân tăng rất nhanh trong vòng 6 năm đầu (đặc biệt là 2 - 3 năm sau khi sinh) và gần đạt mức trưởng thành trong khoảng 12 năm đầu của cuộc đời.

Trong quãng thời gian này 1/3 sự phát triển được thực hiện trong 6 năm đầu, đến 8 tuổi đạt 1/2 sự phát triển và đạt 3/4 mức trưởng thành ở tuổi 12 (sơ đồ 3.1).

Như vậy, những năm đầu đời (từ 12 tuổi trở xuống) có tầm quan trọng quyết định đối với tương lai phát triển trí tuệ của cá nhân. Điều này gián tiếp nói tới vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường và gia đình đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em trong giai đoạn học đường.

Sơ đồ phát triển của trí tuệ của thanh, thiếu niên. (Dẫn theo Godefroid.1987)

Ghi chú:

1. Đường biểu diễn sự phát triển của tri giác. 2. Đường biểu diễn sự phát triển của trí tuệ

3. Đường biểu diễn sự phát triển của tri thức lí luận

Hiện còn ít các nghiên cứu về diễn biến (sự phát triển, phương thức triển khai các thao tác, độ ổn định và thoái hoá) trí tuệ của người trưởng thành và người cao tuổi: Tuy nhiên, với các kết quả đã có cho thấy không có dấu hiệu suy giảm trí tuệ trước 60 tuổi. Thậm chí, nhiều người còn hoạt động với hiệu suất cao, nhất là về cấu trúc tri thức và khả năng làm chủ các khái niệm trừu tượng. Điều dễ nhận thấy là phương thức hoạt động trí tuệ của người trưởng thành phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động chuyên môn và lối sống của mỗi cá nhân.

Ngày nay, do điều kiện sống được cải thiện nhiều nên tuổi thọ của con người được tăng đáng kể. Điều này góp phần kéo dài giai đoạn trưởng thành và làm cho ranh giới lão hoá trở lên cơ động. Theo R.Cattell, trong cấu trúc trí tuệ của người cao tuổi, thành phần "Trí tuệ lỏng", tức là thành phần trí tuệ gắn với cơ chế sinh lí thần kinh thường bị suy giảm, còn "Trí tuệ tinh luyện", tức là những tri thức, kinh nghiệm thu được trong cuộc sống vẫn hoạt động bình thường. Còn theo Phạm Khuê (1997), dấu hiệu dễ nhận thấy trong sự suy giảm trí tuệ của người già là sự giảm sút trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn, tốc độ phản ứng trí tuệ và sự rối loạn nhận thức. Việc nhớ các sự kiện hiện thời trở nên khó khăn đối với người già, liên quan nhiều tới việc tổ chức tư liệu ghi nhớ. Vì vậy nếu có chế độ luyện tập hợp lí, có thể hạn chế tốc độ quên của loại trí nhớ này. Sự suy giảm trí tuệ của người già diễn ra không đều, khả năng trừu tượng hoá và thiết lập các quan hệ bản chất của một loạt sự vật bị suy giảm nhanh hơn so với các thao tác đã được tự động hoá và ngôn ngữ.

Tốc độ, nhịp độ tăng trưởng, ổn định và suy giảm khả năng hoạt động trí tuệ cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi liên quan tới sự phát triển, trưởng thành và lão hoá của hệ thần kinh và chế độ hoạt động của cá nhân. Lúc mới sinh, não của trẻ đạt 1/4 trọng lượng của người trưởng thành và các chức năng của nó hoạt động ở mức trưởng thành vào thời kì thanh, thiếu niên. Sau 25 tuổi, mỗi ngày sẽ có hàng vạn tế bào thần kinh bị chết. Số tế bào bị chết sẽ này sẽ tăng lên sau 45 tuổi. Nhưng điều này không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Theo nhiều nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lí- thần kinh học, sự lão hoá của não xuất hiện phổ biến ở tuổi 70. Tuy nhiên, thời điểm và tốc độ lão hoá phụ thuộc nhiều vào chế độ hoạt động và vệ sinh trí óc, vào sự luyện tập cơ thể và hệ thần kinh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các nền văn hoá khác nhau.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI

Xã hội hoá các chức năng tâm lí người nói chung, trí tuệ nói riêng trong tâm lí học, là việc giải quyết vấn đề bằng cách nào để các chức năng tâm lí, trí tuệ cá nhân có được bản chất xã hội. Nói cách khác, cơ chế nào chuyển “trí tuệ xã hội",thành "trí tuệ cá nhân". Đây chính là vấn đề then chốt của tâm lí học về trí tuệ và được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của H. Valông, G.Piagte, L.X.Vưgôtxki. Trong các công trình này, ta thấy H.Valông và L.X.Vưgôtxki có quan điểm gần nhau và đều khác (thậm chí ngược) với G.Piagie. Sự khác nhau này đã tạo ra hai hướng tiếp cận điển hình về giải thích vấn đề xã hội hoá trí tuệ cá nhân.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)