Phiên họp xét đơn yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 130 - 132)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

3. THỦ TỤC XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA

3.3.2. Phiên họp xét đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 355 BLTTDS 2004, thì phiên họp xét đơn yêu cầu bao gồm những người sau đây:

- Việc xét đơn yêu cầu do một Hội đồng gồm ba thẩm phán tiến hành, trong đó có một thẩm phán do chánh án chỉ định làm chủ tọa.

- Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp. Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hỗn phiên họp.

- Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của người có nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Những người này được triệu tập đến phiên họp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó u cầu Tịa án xét đơn vắng mặt khơng có lý do chính đáng.

Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định (theo đa số) công nhận và cho thi hành hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định của nước ngoài. Sau phiên họp sơ thẩm, quyền kháng cáo của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các đơn kháng cáo, kháng nghị sẽ được Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.

Điểm đặc biệt lưu ý là theo quy định tại Khoản 4 Điều 355 BLTTDS 2004 là khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, quyết định của trọng tài nước ngồi, Tịa án Việt Nam không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án, quyết định đó có đảm bảo

khơng (chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà khơng xem xét các quyết định của luật nội dung). Hiện nay, khi xét đơn yêu cầu ở một số vụ việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài, một số Hội đồng xét đơn yêu cầu so sánh việc áp dụng luật của nước ngoài với pháp luật trong nước, để xem lại nội dung vụ kiện có đúng với pháp luật của Việt Nam hay khơng, sau đó mới ra quyết định cơng nhận và cho thi hành hay không công nhận.

Tại phiên họp, hội đồng khơng xét xử lại vụ việc đã được Tồ án nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của BLTTDS 2004, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan đến quyết định, để ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài hoặc bác đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 356 BLTTDS 2004, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi khơng được Tồ án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

- Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tồ án đã ra bản án, quyết định đó;

- Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tồ của Tồ án nước ngồi do khơng được triệu tập hợp lệ;

- Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử chuyên biệt của Toà án Việt Nam; - Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài đã được Tồ án Việt Nam cơng nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó;

- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tồ án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam;

- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 130 - 132)