Xử lý về hình sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 144)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

b) Xử lý về hình sự

Đối với cá nhân nào có hành vi phạm vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự mà đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị khởi tố về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 307), tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 308), tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 309) v.v…

Trong quá trình giải quyết vụ việc mà Tịa án phát hiện có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng có dấu hiệu phạm tội thì Tịa án sẻ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Tòa án phải chuyển cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội.

Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tịa án, Viện Kiểm sát có trách nhiệm xem xét các tài liệu chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội mà Tòa án đã chuyển qua và khởi tố, truy tố bị can trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự qui định. Nếu Viện Kiểm sát khơng khởi tố, truy tố bị can thì Viện Kiểm sát phải thơng báo bằng văn bản nêu rõ lý do việc khơng khởi tố, truy tố bị can cho Tịa án đã ra quyết định khởi tố được biết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)