THỦ TỤC PHÚC THẨM QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM VÀ GỬI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH PHÚC THẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 58 - 60)

THẨM VÀ GỬI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH PHÚC THẨM

5.1. Thủ tục phúc thẩm các quyết định của Toà án cấp phúc thẩm

Khác với việc xét xử phúc thẩm bản án của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị Tồ án phải mở phiên tồ với sự có mặt của đương sự, người kháng cáo, cá nhân, có quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp chỉ phải tham gia phiên toà trong hai trường hợp là Viện Kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm. BLTTDS 2004 quy định khi phúc thẩm các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm quyết định tạm đình chỉ và quyết định

đình chỉ giải quyết vụ án, Tồ án cấp phúc thẩm khơng phải mở phiên tồ. Điều đó có nghĩa là Tồ án cấp phúc thẩm không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi quyết định.

Việc phúc thẩm được thực hiện bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán. Một thành viên của hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định bị kháng cáo, kháng nghị sẽ trình bày tóm tắt nội dung quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. Các thẩm phán sẽ thảo luận để giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

Đại diện VKSND cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm. Kiểm sát viên phải phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

- Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; - Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

- Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

Các quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

5.2. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Toà án đã xét xử sơ thẩm, Viện Kiểm sát cùng cấp, CQTHADS có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Trong trường hợp toà phúc thẩm TANDTC xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng khơng q hai mươi lăm ngày.

Chương 11

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 58 - 60)