KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC TÁI THẨM Khái niệm tái thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 72 - 73)

1.1. Khái niệm tái thẩm

Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND có thể bị phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi nội dung của vụ án, tức là làm thay đổi kết quả đã xét xử. Trong trường hợp này, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó sẽ bị người có thẩm quyền kháng nghị để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại. Thủ tục xét lại này được gọi là thủ tục tái thẩm. Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tịa án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà tịa án và các đương sự đã khơng biết được khi tòa án giải quyết vụ án.

Thực chất, thủ tục tái thẩm cũng là việc Tồ án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án cấp dưới khi có kháng nghị. Tuy nhiên việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục này dựa trên cơ sở phát hiện được tình tiết mới là những tình tiết mà Tồ án và những người tham gia tố tụng đã không thể biết hoặc không buộc phải biết. Sự xuất hiện của tình tiết này đã làm thay đổi hồn tồn nội dung của vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 304 BLTTDS 2004.

Thủ tục tái thẩm lần đầu tiên được quy định trong Luật tổ chức TAND năm 1981. Điều 21, khoản 3 của luật này quy định: TANDTC có thẩm quyền Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh. Điều 31, khoản 3 của Luật này quy định: TAND cấp tỉnh có thẩm quyền Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND cấp huyện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 72 - 73)