Chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên toà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 40 - 41)

Việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm được áp dụng những quy định tương ứng trong phiên tòa sơ thẩm. Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên tòa được diễn ra theo đúng thời gian quy định, và đảm bảo có sự tham dự đầy đủ của những người tham gia tố tụng; kiểm tra lại xem có trường hợp nào phải hỗn phiên tịa hay khơng; đồng thời còn nhằm xác lập lại trật tự của phiên tòa trước khi khai mạc. Theo quy định tại Điều 212 BLTTDS 2004 thì việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa do Thư ký tòa án tiến hành nhằm ổn định trật tự trong phịng xử án, kiểm tra, xác định rõ sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triêu tập hay giấy báo của tịa án thơng qua việc thu lại các giấy tờ đã tống đạt và xác định lý do của những người vắng mặt; phổ biến nội dung phiên tòa và yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm được thực hiện trước hết bằng thủ tục khai mạc phiên tịa. Đây là cơng việc đầu tiên do chủ tọa phiên tòa tiến hành bằng việc đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Sau đó, thủ tục khai mặc phiên tịa sẽ được tiến hành theo trình tự sau đây:

- Thư ký tòa án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. Sau khi nghe Thư ký báo cáo đương sự vắng mặt, Hội đồng xét xử phải vào phòng nghị án để thảo luận việc hỗn phiên tịa theo quy định tại Điều 210 BLTTDS 2004.

- Chủ tọa phiên tịa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.

- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác; giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

- Chủ tọa phiên tịa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có u cầu thay đổi ai khơng. Trường hợp có đề nghị thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục mà BLTTDS 2004 quy định để chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp khơng chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. Do tính chất quan trọng của việc khai mạc phiên tịa nên khơng cho phép tiến hành khai mạc nhiều phiên tòa một lần, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

Xem xét, quyết định hỗn phiên tịa khi có người vắng mặt: khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tịa mà khơng thuộc trường hợp Tịa án phải hỗn phiên tịa thì chủ tọa phiên tịa phải hỏi xem có ai đề nghị hỗn phiên tịa hay khơng; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do BLTTDS 2004 quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp khơng chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 40 - 41)