Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 109 - 110)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

5. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

5.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hơn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 và Điều 10 LHNGĐ 2000. Nghĩa là nam nữ mặc dù xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hơn ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng

trình tự, thủ tục luật định nhưng rơi vào các trường hợp luật cấm kết hôn hoặc không đảm bảo về độ tuổi hoặc vi phạm nguyên tắc tự nguyện thì cũng khơng được pháp luật bảo vệ. Do đó, Điều 15 LHNGĐ 2000 quy định những người sau đây có quyền hủy việc kết hơn trái pháp luật:

Thứ nhất, vợ, chồng cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

Thứ hai, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Tuy nhiên, đối với trường kết hôn mà vi phạm nguyên tắc tự nguyện tức là kết hôn do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa (quy định tại khoản 2 Điều 9 LNHGĐ 2000) thì chỉ có bản thân người đó mới có quyền u cầu Tịa án hủy hơn trái pháp luật. Bởi vì chỉ có người trong cuộc mới biết được việc mình kết hơn có phải do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa hay không.

Người yêu cầu hủy hôn trái pháp luật phải nộp đơn yêu cầu hủy hơn có đầy đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điêu 312 BLTTDS 2004. Kèm theo đơn yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn trái pháp luật như giấy đăng ký kết hơn, ngồi ra tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể để nộp các loại giấy tờ tương ứng. Ví dụ vi phạm điều kiện về độ tuổi phải nộp thêm khai sinh, vi phạm hôn nhân một vợ một chồng thì nộp thêm giấy chứng nhận hợp pháp của một trong các bên trái pháp luật v.v…

Khi giải quyết hủy hơn trái pháp luật Tịa án sẽ không tiến hành hịa giải vì bản chất của nó là các bên đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Do đó, Tịa án sẽ khơng tạo điều kiện để cho các bên thỏa thuận về những hành vi vi phạm pháp luật đó. Việc hủy hơn trái pháp luật có thể dẫn tới hậu quả là phải giải quyết về tài sản và con cái, nếu rơi vào trường hợp này đồng thời với việc giải quyết hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án cũng sẽ giải quyết luôn vấn đề tài sản và con cái.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật có thể rơi vào nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể để Tồ án có đường lối xử lý cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 109 - 110)