Việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 149 - 151)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

2. KHIẾU NẠI VÀ TỐCÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Khiếu nại trong tố tụng dân sự

2.1.2. Việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được qui định theo nguyên tắc thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đối với phó thủ trưởng cơ quan và người tiến hành tố tụng cơ quan đó. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự được xác định như sau:

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát do Viện trưởng Viện Kiểm sát giải quyết, nếu khơng đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện Kiểm sát cơ quan trực tiếp cấp trên trực tiếp. Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền giải quyêt cuối cùng;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện Kiểm sát do viện do Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng ( Điều 395 BLTTDS 2004).

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm pháp, Phó Chánh án do Chánh án Tòa án giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tòa án cấp trên trực tiếp Tịa án cấp trên thực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết, Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng (Điều 396 BLTTDS 2004).

- Khiếu nại về hành vi trong tố tụng dấn sự của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lý người giám định giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng (Điều 397 BLTTDS 2004).

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giải quyết trong thời hạn luật định. Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu giải quyết khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải nghiên

cứu đơn khiếu nại và các tài liệu do người khiếu nại cung cấp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét đơn khiếu nại để quyết định việc thụ lý hay không thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, nếu không thụ lý thì phải nêu rõ lý do tại sao khơng thụ lý.

Bước 2: Tiến hành thẩm tra xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ

phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại.

Bước 3: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp xúc, đối

thoại, trao đổi với người khiếu nại để hiểu rõ hơn mong muốn, yêu cầu của người khiếu nại mà trong đơn khiếu nại nhiều khi trong đơn khiếu nại họ trình bày khơng đầy đủ.

Bước 4: Sau khi đã xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu

nại và đủ căn cứ để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì trong quyết định phải nêu rõ quyền khiếu nại tiếp theo cho người khiếu nại được biết.

Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền phải được mọi cá nhân cơ quan tổ chức tôn trọng. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có nghĩa vụ chấp hành.

Việc khiếu nại bảo đảm cho hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện đúng đắn, góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động tố tụng dân sự, nâng cao uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng. Khiếu nại góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 149 - 151)