Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 25 - 27)

Bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện kháng cáo, Viện Kiểm sát cùng cấp và Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị một phần hoặc toàn bộ trong thời hạn luật định.

Theo quy định tại Điều 245 BLTTDS 2004 thì:

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự khơng có mặt tại

phiên tồ thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có

quyền kháng cáo nhận được quyết định. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mười tư giờ của ngày hơm đó ( Khoản 5, 6 Điều 153 BLDS).

Theo quy định tại Điều 252 BLTTDS 2004 thì:

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện Kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiển sát cấp trên

trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp kiểm sát viên

không tham gia phiên tồ xét xử sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm.

Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày

Viện Kiểm sát nhận được quyết định.

Việc BLTTDS 2004 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị như trên là hoàn toàn hợp lý bởi người kháng cáo, Viện Kiểm sát có đủ thời gian cần thiết để suy nghĩ và quyết định xem mình có nên kháng cáo, kháng nghị hay khơng đồng thời khắc phục tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, BLTTDS 2004 cịn quy định các trường hợp khác nhau để xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Nếu đương sự, Viện Kiểm sát có mặt tại phiên tịa sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị tính từ ngày tuyên án. Nếu đương sự, Viện Kiểm sát khơng có mặt tại phiên tịa thì thời hạn tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết hoặc ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Cụ thể, thời hạn kháng cáo, kháng nghị được xác định như sau:

- Nếu các chủ thể kháng cáo có mặt tại phiên tịa, Viện Kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo và kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

- Nếu các chủ thể kháng cáo có mặt tại phiên tịa, Viện Kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên tịa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Viện Kiểm sát cùng cấp khơng tham gia phiên tịa nên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải gửi bản án cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày Viện Kiểm sát nhận được bản án.

- Nếu các chủ thể kháng cáo khơng có mặt tại phiên tòa, Viện Kiểm sát cùng cấp khơng tham gia phiên tịa thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện, Viện Kiểm sát cùng cấp. Thời hạn kháng cáo là

15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

- Nếu các chủ thể kháng cáo khơng có mặt tại phiên tịa, Viện Kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tịa thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khời kiện. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

- Đối với các quyết định thì dù các chủ thể kháng cáo, kháng nghị có tham gia phiên tịa hay khơng thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định; thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên là 10 ngày kể từ ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

Các chủ thể chỉ có thể thực hiện quyền của mình trong thời hạn luật định. Hết thời hạn đó họ khơng được thực hiện quyền của mình nữa. Ví dụ các đương sự chỉ được kháng cáo trong thời hạn mười lăm ngày. Hết thời hạn này mà đương sự khơng kháng cáo thì họ khơng có quyền kháng cáo. Về mặt lý luận thì lúc này vẫn cịn thời hạn kháng nghị của VKSND cấp trên. Do vậy, bản án, quyết định sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật. Bởi cũng là bản án thì khơng thể phát sinh hiệu lực pháp luật với chủ thể này mà khơng có hiệu lực với chủ thể khác. Chỉ đến khi đã hết tất cả các thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà khơng có kháng cáo, kháng nghị thì bắt đầu từ thời điểm này, bản án, quyết định sơ thẩm chính thức phát sinh hiệu lực và được thi hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 25 - 27)