Người có quyền kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 92 - 93)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

a) Người có quyền kháng cáo, kháng nghị

Cũng giống như bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự là quyết định chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà phải phải có một thời gian để người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự kháng cáo và Viện Kiểm sát kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự là 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 358, khoản 1 Điều 372 BLTTDS 2004 đó là:

- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày, dù đó là quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu hoặc đã ra quyết định công nhận và cho thi hành hay không công nhận bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi (khoản 1 Điều 354, Điều 355 BLTTDS 2004).

- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngồi thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày: dù đó là quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hoặc quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ( Điều 368, Điều 369 BLTTDS 2004).

Trong trường hợp họ khơng có mặt tại phiên họp thì thời hạn đó tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thơng báo, niêm yết.

Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 358, khoản 1 điều 372 con quy định rõ thêm là trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc

trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó khơng tính vào thời hạn kháng cáo. Viện Kiểm sát cung cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 7 ngày, Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 358 và khoản 2 Điều 372 BLTTDS 2004 đó là:

- Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc VKSNDTC có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại điều 354 và điều 355 BLTTDS 2004. Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp là 15 ngày, của VKSNDTC là 30 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

- Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc VKSNDTC có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại Điều 368 và điều 369 BLTTDS 2004. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, VKSNDTC là 30 ngày.

Tuy nhiên, đối với các quyết định sau đây có hiệu lưc pháp luật ngay nên đương sự khơng có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát khơng có quyền kháng nghị:

- Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn, ni con nuôi, chia tài sản khi ly hôn;

- Quyết định công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Người kháng cáo phải có đơn kháng cáo, Viện Kiểm sát phải có quyết định kháng nghị, đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm nơi ra đã ra quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 92 - 93)