Danh mục các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam được thơng báo tại Công văn số 2630/LS-VP ngày 15-11-2002 của Bộ Ngoại giao, bao gồm: Cộng hoà A

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 122 - 126)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

37 Danh mục các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam được thơng báo tại Công văn số 2630/LS-VP ngày 15-11-2002 của Bộ Ngoại giao, bao gồm: Cộng hoà A

Công văn số 2630/LS-VP ngày 15-11-2002 của Bộ Ngoại giao, bao gồm: Cộng hoà A rập, Ai cập, Vương quốc Bỉ, Canada, Vương quốc Căm pu chia, Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà hồi giáo I-ran, Cộng hoà Nam phi, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển và Liên bang Thụy Sỹ.

Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này. Xuất phát từ ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, ngày 10/6/1958 tại New York, Uỷ ban pháp luật thương mại của Liên hợp quốc đã soạn thảo Công ước về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (thường gọi tắt là Công ước New York 1958). Công ước này có hiệu lực từ ngày 7/6/1959. Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 453QĐ/CTN về việc tham gia Công ước New York 1958. Việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo Công ước New York năm 1958. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với công việc nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ướng này. Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết trọng tài được đưa ra ngồi lãnh thổ của họ và các phán quyết khơng được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Tòa án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết.

Khi tham gia Công ước, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu: 1) Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.

2) Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.

3) Mọi giải thích Cơng ước trước Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

- Quyết định của trọng tài nước ngồi cũng có thể được Tồ án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có

lại mà khơng địi hỏi điều kiện Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong điều kiện chúng ta chưa ký kết được các điều ước quốc tế với các nước nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam thơng qua các quyết định trọng tài.

Như vậy, những quyết định trọng tài nước ngồi là thành viên Cơng ước New York năm 1958 và những nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam mới có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

2.3. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 344 BLTTDS 2004, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn yêu cầu Toà án Việt Nam xem xét để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp sau:

- Người phải thi hành án là cá nhân đang cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc là cơ quan, tổ chức đang có trụ sở chính tại Việt Nam;

- Tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngồi có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.

Ngược lại, khoản 2 Điều 344 quy định đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn u cầu Tồ án Việt Nam xem xét để không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.

2.4. Thành phần hội đồng xét đơn yêu cầu

Việc xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành tại phiên họp do một hội đồng gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán được chánh án chỉ định làm chủ toạ phiên họp.

Trong trường hợp quyết định của Toà án Việt Nam về việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài bị kháng cáo, kháng nghị thì hội đồng xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của chánh án toà phúc thẩm TANDTC.

2.5. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định tại Điều 345 BLTTDS 2004, đương sự có quyền kháng cáo đối với quyết định của Toà án Việt Nam về việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngồi, nếu khơng đồng ý với quyết định này.

Viện Kiểm sát cũng có quyền kháng nghị u cầu Tồ án cấp trên xem xét lại quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.

Việc kháng cáo, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết yêu cầu được đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, khi có kháng cáo, kháng nghị, Tồ án phải tiến hành thủ tục phúc thẩm lại quyết định công nhận hoặc không cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tồ án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

2.6. Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công quyết định của trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận

Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài do Tồ án có thẩm quyền của Việt Nam quyết định. Do vậy, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài nếu đã được Tồ án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì cũng được bảo đảm thi hành ở Việt Nam. Theo Điều 346 BLTTDS 2004, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi được Tồ án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi

hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Trong trường hợp bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi, quyết định của trọng tài nước ngồi khơng được Tồ án Việt Nam cơng nhận thì đương nhiên khơng có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.

Việc thi hành quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.

2.7. Gửi quyết định và thông báo kết quả xét đơn yêu cầu của Toà án

Ngay sau khi ra quyết định về việc xét đơn yêu cầu, Toà án phải gửi cho các đương sự và Viện Kiểm sát cùng cấp quyết định đó. Theo các Điều 347, 357 BLTTDS 2004, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định Tồ án Việt Nam phải thơng báo kết quả xét đơn yêu cầu cho Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định đó, các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến quyết định. Việc thông báo kết quả xét đơn yêu cầu cho Toà án nước ngồi đã ra bản án, quyết định đó các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan ở nước ngồi được thực hiện thơng qua Bộ Tư pháp.

2.8. Chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài án nước ngoài

Nhằm đảm bảo cho việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi đã được Tồ án Việt Nam cơng nhận, Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản phải thi hành án từ Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc chuyển tiền, tài sản này phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)