XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 141 - 142)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

1. XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ DÂN SỰ

1.1. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự

Quá trình giải quyết vụ việc dân sự phải trải qua nhiều giai đoạn với trình tự, thủ tục phức tạp. Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, chính xác, kịp thời cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tiến hành rất nhiều hoạt động tố tụng khác nhau. Bên cạnh được sự giúp đở, phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cũng có khơng ít hành vi gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án như hành vi cản trở việc thu thập chứng cứ, kê biên tài sản v.v..,thậm chí là chống lại người tiến hành tố tụng. Tất cả những hành vi đó gọi là hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.

Hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của Tòa án.

Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự phải là những hành vi được quy định trong BLTTDS 2004 bao gồm các hành vi sau đây:

Một là, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có yêu cầu độc lập, người làm chứng đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn khơng có mặt tại Tồ án hoặc khơng có mặt tại phiên tồ khơng có lý do chính đáng.

Hai là, làm giả, huỷ hoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại

cho việc giải quyết vụ án của Toà án;

Ba là, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

Bốn là, từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối

Năm là, lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản

người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

Sáu là, lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản

người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;

Bảy là, lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản

người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa khi dịch;

Tám là, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành

tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định;

Chín là, người có hành vi vi phạm nội quy phiên tồ thì tuỳ theo

mức độ vi phạm mà có thể bị chủ toạ phiên toà quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phịng xử án hoặc tạm giữ hành chính.

Mười là, các hành vi vi phạm khác mà pháp luật có quy định

Việc quy định một cách rỏ ràng, cụ thể những hành vi nào là hành vi cản trở hoạt động tố tụng vừa đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong q trình xử lý vừa hạn chế tối đa tình trạng tùy nghi, lạm dụng quyền lực của người có thẩm quyền.

1.2. Biện pháp xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự

Việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặt nó đảm bảo cho q trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng, mặt khác nó có tác dụng giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo quy định của BLTTDS 2004 thì có rất nhiều hành vi cản trở hoạt động tố tụng gây khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tính chất của hành vi cản trở hoạt động tố tụng để có những biện pháp xử lý khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 141 - 142)