Căn cứ xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 33 - 34)

Để tôn trọng nguyên tắc đương sự tự định đoạt và bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định của Toà án, BLTTDS 2004 quy định Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị. Những phần khơng có kháng cáo, kháng nghị hoặc không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền xem xét và quyết điịnh về những phần này. Những phần này sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành. Nếu hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử lại và quyết định cả những phần của bản án, quyết định khơng có kháng cáo, kháng nghị hoặc khơng có liên quan đến kháng cáo kháng nghị là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đây là một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Như vậy, căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm phải có kháng cáo hoặc kháng nghị. Nói cách khác, Tồ án cấp phúc thẩm chỉ xét xử phúc thẩm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Ngoài ra Toà án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có thể sử dụng chứng cứ mới do đương sự cung cấp hoặc do Toà án hay Viện Kiểm sát thu thập thêm. Tất cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới đều phải được Hội đồng xét xử xem xét tại phiên toà.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng việc kháng cáo, kháng nghị phải nhằm vào bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị nhưng lại về những vấn đề chưa được xét xử ở cấp sơ thẩm thì Tồ án cấp phúc thẩm cũng khơng có trách nhiệm phải giải quyết vì khơng thuộc phạm vi phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 33 - 34)