Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 52 - 54)

d) Nghị án và tuyên án

4.4.1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Đây là trường hợp kháng cáo, kháng nghị hợp lệ nhưng khơng có căn cứ và Tịa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án dân sự hồn tồn có căn cứ và đúng pháp luật. Như đã phân tích ở phần trên, sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị thì tịa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị xem đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị có phải là của người có quyền kháng cáo, người có thẩm quyền kháng nghị hay không? Nội dung đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị có thuộc giới hạn, phạm vi kháng cáo, kháng nghị hay không? đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị có được nộp trong thời hạn kháng cáo kháng nghị và có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hay không?... Nếu đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị chưa thỏa mãn các điều kiện đó thì Tịa án trả lại đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Khi đơn

kháng cáo, quyết định kháng nghị đã hợp lệ và người kháng cáo đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì Tịa án cấp sơ thẩm mới gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thụ lý vụ án khi nhận được các tài liệu này. Như vậy, về nguyên tắc, Tòa án cấp phúc thẩm khơng có trách nhiệm kiểm tra đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị mà chỉ xem xét nội dung của kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không? bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm có hợp pháp và có căn cứ hay khơng?

Do khơng có hướng dẫn cụ thể căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền hạn này.

Cách hiểu thứ nhất là Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị khơng được chấp nhận về hình thức hoặc về nội dung.

Cách hiểu thứ hai là Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm khi kháng cáo, kháng nghị là hợp lệ nhưng nội dung của kháng cáo, kháng nghị khơng có căn cứ và Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.

Có thể nhận thấy rằng cả hai cách hiểu này đều thống nhất Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị do kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận về nội dung. Điều này có nghĩa là kháng cáo, kháng nghị là hợp lệ nhưng khơng có căn cứ. Các yêu cầu nêu trong kháng cáo, kháng nghị là hợp lệ nhưng khơng có căn cứ. Các yêu cầu nêu trong kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận do bản án sơ thẩm là hồn tồn có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không thể quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm do khơng có điều kiện để xét xử phúc thẩm.

Ví dụ: Bản án sơ thẩm tuyên A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho B 1 triệu đồng/1 tháng trong thời hạn 5 năm. Sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, A kháng cáo cho rằng mức cấp dưỡng này quá cao. Khi tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, B bị chết nên Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 260 BLTTDS 2004 ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 52 - 54)