NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 119 - 121)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN

CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TỊA ÁN NƯỚC NGỒI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

2.1. Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài của trọng tài nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 342 BLTTDS 2004 thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được yêu cầu Tồ án Việt Nam xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam là bản án, quyết định về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tồ án nước ngồi và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự. Đặc biệt trong một số các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với các nước còn phân biệt các bản án, quyết định dân sự có tính chất tài sản và bản án, quyết định khơng mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành. Điều 51 Hiệp định với Nga quy định đối với các bản án, quyết định dân sự khơng mang tính chất tài sản của Bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ

của Bên ký kết kia mà không phải qua một thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Tịa án xem xét cơng nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và trong tương lai sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Như vậy, đặc điểm cơ bản của những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được yêu cầu Tồ án Việt Nam xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam là những bản án, quyết định dân sự chủ yếu mang tính tài sản do Tồ án nước ngoài tuyên khi giải quyết các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác.

Theo khoản 2 Điều 342 BLTTDS 2004, quyết định của trọng tài nước ngoài được yêu cầu Toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động. Quy định về “quyết định của trọng tài nước ngoài” được yêu cầu Tồ án Việt Nam xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam cơ bản được xây dựng phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, ở chỗ đã kết hợp cả hai tiêu chí lãnh thổ và quốc tịch của trọng tài để xác định tính từ “nước ngồi”. Theo đó, các quyết định trọng tài được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam là rất rộng, bao gồm cả các quyết định trọng tài được tuyên tại các nước đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam (các nước là thành viên Công ước New York) và các nước không phải là thành viên Công ước New York năm 1958. Tuy nhiên, theo quy định đó, Tồ án Việt Nam khơng chỉ có thẩm quyền xem xét công nhận và cho thi hành những quyết định của trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại mà còn cả những quyết định của trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động.

Tuy vậy, những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu theo pháp luật của nước có

Tồ án, trọng tài tun bản án, quyết định thì bản án, quyết định đó có hiệu lực thi hành.

2.2. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngồi

2.2.1. Ngun tắc cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi sự của tịa án nước ngồi

Không phải một bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngồi đều có thể được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 343 BLTTDS 2004, Tồ án có thẩm quyền của Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau:

Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết và gia nhập điều ước quốc tế trong đó có quy định việc cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mỗi nước đã ký kết. Như vậy, hiện nay Toà án Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án các nước đã ký kết với Việt Nam hiệp định tương trợ tư pháp như nước Cộng hoà Liên bang Nga, nước Cộng hồ Slơ-va-ki-a, nước Cộng hoà Séc, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nước Cộng hoà Cu ba, nước Cộng hoà Hunggari, nước Cộng hoà Bungari, nước Cộng hoà Ba Lan, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nước Cộng hoà Pháp v.v...(36)

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định cơng nhận và cho thi hành. Ngồi ra, bản án, quyết định dân sự của Tồ án nước ngồi cũng có thể được Tồ án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà khơng địi hỏi điều kiện Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc công nhận bản án, quyết định dân sự của những nước chưa ký kết hiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 119 - 121)