Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 38 - 39)

Theo quy định tại các Điều 258, 260 và 265 BLTTDS 2004 thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể xảy ra trước khi mở phiên tịa và tại phiên tòa phúc thẩm. Nếu các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm xuất hiện ở giai đoạn khi Tòa án cấp phúc thẩm chưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, nếu các căn cứ này xuất hiện ở giai đoạn khi Tòa án cấp phúc thẩm đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa khơng thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm được vì trong một vụ án khơng thể đồng thời có hai quyết định: quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Do vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 quy định thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm như sau: trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát rút tồn bộ kháng nghị trước khi tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện Kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

1.1.5. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ được thực hiện trước khi tòa án thụ lý vụ án và trong quá trình giải

quyết vụ án tại tịa án cấp sơ thẩm mà còn được áp dụng ở tòa án cấp phúc thẩm. BLTTDS 2004 quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của BLTTDS 2004 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ra quyết định thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại chương VIII của Bộ luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 38 - 39)