Sửa bản án sơ thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 54)

d) Nghị án và tuyên án

4.4.2. Sửa bản án sơ thẩm

Nếu qua việc xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử thấy Toà án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án khơng đúng pháp luật thì hội đồng xét xử có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo Điều 276 BLTTDS 2004, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong những trường hợp sau:

- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

Trước đây, theo Điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm mà không quy định quyền sửa một phần bản án sơ thẩm. Do đó, khi việc giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm chỉ sai sót một phần thì Tịa án cấp phúc thẩm khơng có căn cứ pháp lý để sửa một phần bản án sơ thẩm. Sự thiếu sót này của Pháp lệnh đã được bổ sung trong BLTTDS 2004.

Theo quy định của BLTTDS 2004, việc sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm là trong trường hợp việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ. Có thể là việc chứng minh và thu thập chứng cứ được thực hiện đầy đủ ở Tòa án cấp sơ thẩm hoặc được bổ sung đầy đủ ở Tòa án cấp phúc thẩm. Với những chứng cứ được xem xét ở giai đoạn sơ thẩm và chứng cứ được bổ sung ở phúc thẩm thì Tịa án cấp phúc thẩm nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 54)