THỦ TỤC PHÚC THẨM QUYẾT ĐỊNH XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN, KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 139 - 141)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

6. THỦ TỤC PHÚC THẨM QUYẾT ĐỊNH XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN, KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH

CÔNG NHẬN, KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NUỚC NGOÀI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

6.1. Kháng cáo, kháng nghị quyết định xét đơn yêu cầu

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát cùng cấp và VKSNDTC có quyền kháng nghị về quyết định của Tồ án Việt Nam cơng nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài để yêu cầu TANDTC xét lại theo quy định của BLTTDS 2004. Việc pháp luật quy định quyền kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể trên nhằm đảm bảo các quyết định của Toà án Việt Nam về việc công nhận, không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài đúng đắn và hợp pháp.

Thời hạn kháng cáo của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự là mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, nếu họ có mặt tại phiên họp xét đơn u cầu. Nếu họ khơng có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn này được tính từ ngày nhận được quyết định của Toà án về việc xét đơn yêu cầu. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc gặp trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự không thể kháng cáo trong đúng thời hạn quy định của pháp luật thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khơng tính vào thời hạn kháng cáo.

Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của VKSNDTC là ba mươi ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát đều tính từ ngày Tồ án ra quyết

định vì trong mọi trường hợp phiên họp xét đơn yêu cầu đều phải có đại diện Viện Kiểm sát tham gia.

6.2. Việc phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu

Việc phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện theo các quy định tại Điều 359 BLTTDS 2004. Theo quy định này thì việc phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành như sau:

- Tồ án có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị là Toà phúc thẩm TANDTC;

- Thời hạn xét kháng cáo, kháng nghị là một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu cần phải yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ thì thời hạn này được kéo dài nhưng không quá hai tháng;

- Sau khi xem xét, hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của TAND cấp tỉnh, đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện Kiểm sát rút quyết định kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 368 BLTTDS 2004.

- Quyết định của TANDTC là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Quy định này được hiểu là khơng có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với thủ tục xét công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.

Chương 14

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 139 - 141)