Kháng cáo, kháng nghị là cơ sở để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự nên việc kháng cáo, kháng nghị phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định và theo một thủ tục do pháp luật quy định.
Người có quyền kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình trong thời hạn luật định bằng một đơn kháng cáo.
Theo quy định tại Điều 244 BLTTDS 2004, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo có những nội dung chính như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; - Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
- Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; - Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Đối với kháng nghị của Viện Kiểm sát, theo quy định tại Điều 251 BLTTDS 2004, quyết định kháng nghị phải bằng văn bản và có nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
- Tên của Viện Kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
- Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện Kiểm sát;
- Họ tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện Kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Về nguyên tắc, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành giải quyết lại vụ án dân sự. Trường hợp đơn kháng cáo gửi cho tịa án cấp phúc thẩm thì Tịa án đó phải chuyển cho Tịa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi gửi hồ sơ vụ án lên tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, BLTTDS 2004 mới chỉ quy định Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo mà chưa quy định trường hợp trả lại đơn kháng cáo khi việc kháng cáo không thỏa mãn các điều kiện về nội dung và hình thức của việc kháng cáo. Để khắc phục thiếu sót này trong BLTTDS 2004, Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn như sau:
- Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra đơn kháng cáo có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2004; người làm đơn kháng cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 243 của BLTTDS 2004; kiểm tra xem kháng cáo có được làm trong thời hạn quy định tại Điều 245 của BLTTDS 2004. Trường hợp đơn kháng cáo làm trong thời hạn luật định và là của người có quyền kháng cáo nhưng chưa có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 244 của BLTTDS 2004 hoặc nội dung kháng cáo chưa cụ thể, thì tịa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để họ sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo cho đầy đủ hoặc thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể, rõ ràng theo quy định của pháp luật. Sau khi người kháng cáo đã sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo u cầu của tịa án thì tịa án cấp sơ thẩm tiếp tục thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 248 của BLTTDS 2004. Hết thời hạn do Tòa án ấn định mà người kháng cáo không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo và đơn kháng cáo khơng có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 1 Điều 244 của BLTTDS 2004 thì đơn kháng cáo khơng được coi là hợp lệ. Tịa án cấp sơ thẩm trả lại đơn cho người kháng cáo và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn.
- Nếu qua kiểm tra mà phát hiện thấy đơn kháng cáo là của người khơng có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn và ghi chú và sổ nhận đơn về việc trả lại đơn.
Có thể nói tồn bộ q trình thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị được thực hiện ở những thời điểm không giống nhau. Do vậy nếu cứ tuần tự thực hiện việc chuyển hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị mỗi khi nhận được chúng sẽ làm cho Tồ án sơ thẩm có thể phải làm cơng việc này nhiều lần. Do đó để hạn chế bớt những việc làm khơng cần thiết đó và hơn thế để có thể xác định chính xác ngày mà thủ tục phúc thẩm chính thức bắt đầu, Tồ án cấp sơ thẩm nên đợi cho hết tất cả các thời hạn kháng cáo, kháng nghị để làm thủ tục một lần chuyển tất cả kháng cáo, kháng nghị (nếu có) cùng với hồ sơ vụ án cho Tồ án có thẩm quyền phúc thẩm.
Pháp luật về tố tụng dân sự hiện hành không quy định cụ thể trách nhiệm của Toà án cấp sơ thẩm xem xét đơn kháng cáo quá hạn và yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc kháng cáo q hạn là có lý do chính đáng hay khơng. Mà khi có kháng cáo của người có quyền kháng cáo thì Tồ án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án lên Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày có người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Trường hợp người kháng cáo khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc chỉ có kháng nghị của Viện Kiểm sát thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, để giúp cho đương sự và những người có quyền kháng cáo kịp thời bổ sung, xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc kháng cáo q hạn là có lý do chính đáng, Tồ án cấp sơ thẩm có trách nhiệm xem xét và yêu cầu đương sự, người có quyền kháng cáo bổ sung kháng cáo và tài liệu kèm theo. Theo đó BLTTDS 2004 quy định trong trường hợp đơn kháng cáo q hạn thì Tồ án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do của việc làm đơn kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho việc nộp đơn kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng.
Khi có đương sự kháng cáo quá thời hạn theo quy định tại Điều 245 của Bộ luật thì Tồ án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo quá hạn cùng với bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có, cho Tồ án cấp phúc thẩm.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc khơng chấp nhận trong quyết định. Tồ án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo q hạn thì Tồ án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm để chuẩn bị đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm.