Phạm vi xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 34 - 35)

Việc Tồ án có thẩm quyền phúc thẩm xác định phạm vi xét xử phúc thẩm là một yêu cầu hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó, Tồ án phúc thẩm mới xác định được đúng đối tượng cần phải giải quyết, từ đó mới tiến hành những công việc chuẩn bị cho việc xét xử. Việc xác định phạm vi xét xử phúc thẩm dựa trên nguyên tắc là Tòa án chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Điều này có nghĩa là các đương sự chỉ có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát chỉ có quyền kháng nghị về những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết trong phạm vi những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm và trong nội dung của kháng cáo, kháng nghị hoặc những phần có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Quy định này của BLTTDS 2004 nhằm bảo đảm tính ổn định của phần bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị cũng như tôn trọng quyền kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể. Bên cạnh đó, để đảm bảo bản án, quyết định sơ thẩm trước khi được đưa ra thi hành là các bản án, quyết định đúng đắn, chính xác và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự thì Tịa án cấp phúc thẩm vẫn có

thể xem xét phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần của bản án, quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 34 - 35)