Tranh luận tại phiên toà phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 47 - 49)

Các quy định về tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm. Các quy định này cũng đã mở rộng quyền dân chủ cho các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong việc hỏi, tranh luận mà không bị hạn chế về thời gian. Các đương sự tại phiên tòa thực hiện quyền tự định đoạt, phát huy triệt để nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và lập luận cho các chứng cứ trước tòa để chững minh u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, làm cho phiên tòa thực sự theo hướng tranh tụng. Nếu xét thấy việc hỏi của Hội đồng xét xử chưa đầy đủ, chưa làm rõ được bản chất của vụ án thì đương sự có quyền đặt câu hỏi trực tiếp đối với phía bên kia. Những người tham gia tố tụng khác cũng có quyền được hỏi tương tự.

Vấn đề tranh luận tại phiên tịa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng và mức độ ảnh hưởng của nó đến vấn đề chất lượng, hiệu quả xét xử của tịa án cũng như quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Khi xét xử các vụ án dân sự theo quan điểm cải cách tư pháp hiện nay thì việc tranh luận phải theo hướng tranh tụng, đồng thời đề cao vai trò của các đương sự. Việc tranh luận theo hướng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm phải đảm bảo nâng cao chất lượng nên những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải phát huy tối đa các quyền năng tố tụng của mình. Những phiên tịa có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều quan điểm khác nhau thì sự tranh luận của các đương sự tại phiên tòa càng cần thiết để cho Hội đồng xét xử thấy được chiều sâu và sự toàn diện của vấn đề, từ đó mới đưa ra được các phán quyết đúng đắn. Tăng cường tranh luận công khai và dân chủ tại phiên tịa khơng chỉ phụ

thuộc vào quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng có nhận thức đúng và chủ động khi tranh luận. Thời gian tranh luận cũng như số lần phát biểu ý kiến về một vấn đề không bị hạn chế, chủ tọa phiên tịa chỉ có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Pháp luật quy định theo hướng mở rộng tối đa thời gian tranh luận.

Tranh luận tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ các sự kiện, các chứng cứ và các lý lẽ lập luận cho các chứng cứ nên tập trung vào các nội dung sau: trước hết phân tích, lập luận để bảo vệ các chứng cứ mà mình đã cung cấp hoặc bác bỏ các lý lẽ, chứng cứ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án. Sau đó, đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án, các quy định của pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án cho phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét, tranh luận cơng khai tại phiên tịa.

Pháp luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa là nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ để các bên đương sự tự chứng minh cho các yêu cầu của họ bằng các chứng cứ, lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá cơng khai ngay tại phiên tịa. Vai trị chủ động của cá nhân đương sự trong tranh luận được xem là yếu tố quyết định trong việc chứng minh, tự chứng minh cho các yêu cầu kiện tụng mà họ nêu ra và họ cho rằng yêu cầu đó là đúng đắn. BLTTDS 2004 cũng đã quy định về căn cứ phát biểu khi tranh luận và đối đáp là:

- Khi phát biểu và đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa;

- Khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác không được dựa vào suy đốn cảm tính để tranh luận mà phải theo ngun lý nói có sách, mách có chứng.

Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu, sau đó nguyên đơn bổ sung ý kiến.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu ý kiến, sau đó bị đơn bổ sung ý kiến.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu, sau đó người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp những người nêu trên khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì tự mình phát biểu ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác trong thời gian khơng hạn chế, trừ những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án.

Qua việc tranh luận, nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)