KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 115 - 119)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN

VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA

TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm của thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngồi

Khái niệm về cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài đã hình thành từ lâu, có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để cơng nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, Quyết định của Trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Sau khi bản án, quyết định của nước ngồi đó được xem xét và cơng nhận tính hiệu lực, nó sẽ được đảm bảo cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục đặc biệt này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về dân sự của Tịa án nước ngồi và Quyết định của Trọng tài nước ngồi có một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngồi tun. Từ đó, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng về cùng một vụ việc nhưng lại bị xét xử 2 lần.

Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia, số lượng các bản án, quyết định được tuyên ở một nước nhưng cần được thi hành ở một nước khác ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các nước để thỏa thuận công nhận và cho thi hành của nhau các bản án, quyết định dân sự, thương mại của Tịa án nước ngồi, quyết định của trọng tài nước ngoài.

Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của tịa án chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia có tịa án. Các bản án và quyết định của tòa án nước ngồi khơng thể có hiệu lực pháp luật ở nước ngồi nếu như nó khơng được nước ngồi đó cho phép cơng nhận và thi hành.

Công nhận bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi có nghĩa là cho phép được coi bản án, quyết định dân sự đó như là sự khẳng định các quyền và nghĩa vụ dân sự theo đúng như bản án dân sự trong nước.

Công nhận bản án, quyết định dân sự nước ngoài là tiền đề cần thiết để để thi hành cưỡng chế bản án đó. Trong thực tiễn có bản án, quyết định chỉ cần công nhận, nhưng có bản án, quyết định vừa cơng nhận vừa thi hành (ví dụ bản án về ly hôn chỉ cần được công nhận; bản án về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán thì phải vừa công nhận vừa thi hành).

Bản án, quyết định dân sự của Tồ án, trọng tài nước ngồi muốn có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam thì chúng phải được Tồ án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành. Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và trọng tài nước ngoài trên cơ sở các cam kết quốc tế. Điều này thấy rõ qua nội dung các hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết với các nước từ năm 1980 đến nay và việc Việt Nam tham gia Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngồi. Cơng ước về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài được ký tại New York ngày 10 tháng 6 năm 1958, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 6 năm 1959. Cơng ước được hồn thành sau Hội nghị New York, diễn ra tại trụ sở của Liên hợp quốc tại New York từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 1958 dưới sự bảo trợ của Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc. Hội nghị này đã

phát triển và hoàn thiện Công ước từ bản Dự thảo đầu tiên do Ủy ban Thương mại quốc tế đưa ra từ năm 1953. Hội nghị kết thúc bằng việc thông qua Công ước New York năm 1958 được lưu trữ tại kho Tài liệu của Liên hợp quốc ký hiệu UN DOC E/CONF. 26/ SR. 1-25.

Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được 24 quốc gia, vũng lãnh thổ tham gia ký kết theo Điều VIII của Công ước bao gồm: Achentina, Bê-la-rut, Bỉ, Bun-ga-ry, CostaRica, Êcuađo, En Xanvado, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ixraen, Gioocđani, Luychxămbua, Mônacô, Netherlands, Pakixtan, Philippin, Liên Bang Nga, Xri Lanca, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ucraina. Theo quy định tại Điều XII của Cơng ước thì ngày 07 tháng 6 năm 1959 Cơng ước chính thức bắt đầu có hiệu lực.

Ngày 28 tháng 7 năm 1955 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc đã được thông qua tại New York ngày 10 tháng 6 năm 1958.

Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước này từ ngày 12 tháng 9 năm 1995 thông qua việc phê chuẩn Cơng ước. Cơng ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 11 tháng 12 năm 1995. Trên cơ sở những điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết với các nước hoặc tham gia, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của trọng tài nước ngồi như Pháp lệnh cơng nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài năm 1994; Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1996. Hiện nay, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định tại Phần thứ sáu BLTTDS 2004.

Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt do Tồ án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện nhằm xem xét để công nhận và cho thi hành bản án, quyết

định dân sự của Toà án ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam. Đặc điểm cơ bản của thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, trọng tài nước ngồi là Tồ án Việt Nam khơng xem xét lại nội dung của vụ việc mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án, trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để quyết định có cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, trọng tài nước ngoài hay không. Sau khi bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài đã được Tồ án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành, chúng sẽ được đảm bảo thi hành trên lãnh thổ Việt Nam như các bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam, quyết định của trọng tài Việt Nam. Một đặc điểm nữa của thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, trọng tài nước ngồi là đương sự khơng trực tiếp gửi đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo đến Toà án mà phải thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam. Bộ Tư pháp là cơ quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, lập hồ sơ vụ việc và gửi đến Tồ án có thẩm quyền.

1.2. Ý nghĩa của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài

Việc quy định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài là những cơ sở pháp lý thiết thực đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài chúng ta phát triển mở rộng được hợp tác đầu tư, tăng cường được sự hợp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó phát triển kinh tế đất nước.

Việc cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngồi cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của

trọng tài vừa thể hiện rõ thiện chí hợp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngồi thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi quyết định của trọng tài nước ngồi cịn tạo điều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được quyền lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Toà án Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngồi khơng những bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên lãnh thổ Việt Nam mà cịn cả trên lãnh thổ của nước ngồi theo ngun tắc có đi có lại.

Ngồi ra, việc cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài của pháp luật nước ta hiện nay còn phù hợp với tập quán quốc tế, góp phần củng cố địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 115 - 119)