THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU THƠNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT, TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 97 - 99)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU THƠNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT, TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

NGƯỜI VẮNG MẶT, TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH HOẶC ĐÃ CHẾT

3.1. Thủ tục u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú

Khi một người vắng mặt nơi cư trú mà khơng khai báo sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan hộ tịch và có thể sẽ làm gián đoạn các cơng việc, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người khác. Vì vậy, pháp luật quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền u

cầu Tồ án thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên và đồng thời có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Đơn u cầu Tồ án thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của BLTTDS 2004, trong đó nêu rõ u cầu Tịa án thơng báo tìm kiếm ai, họ tên, nơi cư trú của người đó; yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt nếu có v.v...

Kèm theo đơn u cầu Tồ án thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú người yêu cầu phải có chứng cứ để chứng minh là người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên như các loại giấy tờ chứng minh không nhận được tin tức của những người đó, giấy xác nhận của cơ quan hộ tịch hoặc tổ dân phố v.v...Trong trường hợp có u cầu Tồ án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là hai mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn đó, Tồ án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Quyết định mở phiên họp phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu và những người liên quan đến yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thơng báo tìm kiếm trở về và u cầu Tồ án đình chỉ việc xét đơn u cầu thì Tồ án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn u cầu. Tồ án có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận đơn u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Thơng báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 327 BLTTDS 2004. Thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng

ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp. Mục đích của việc đăng thơng báo là nhằm xác thực người thông tin liên quan đến người bị yêu cầu, để người bị yêu cầu hoặc những người biết được tin tức về người bị yêu cầu thông báo tin tức cho cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)