Thủ tục thay đổi trọng tài viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 104 - 105)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

b) Thủ tục thay đổi trọng tài viên

Trọng tài viên là người trực tiếp tham gia vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài là quyết định chung thẩm, vì vậy đảm bảo tính khách quan, cơng bằng trong q trình giải quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, khi rơi vào các trường hợp sau đây nếu Trọng tài viên không từ chối giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền u cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp.

- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên; - Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan; - Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

- Hoặc đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên cịn lại của Hội đồng trọng tài khơng quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi Trọng tài viên.

Đơn yêu cầu thay đổi trọng tài viên phải có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS 2004. Trong đó nêu rõ yêu cầu thay đổi trọng tài viên nào, lý do thay đổi trọng tài viên. Kèm theo đơn yêu cầu này người yêu cầu phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh

sự không vô tư, khách quan nếu để cho trọng tài viên đó tham gia vào việc giải quyết tranh chấp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự Chánh án Tồ án có thẩm quyền phân cơng một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên. Nếu không chấp nhận yêu cầu thay đổi trọng tài viên thì thẩm phán phải trả lời bằng văn bản cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do khơng chấp nhận. Nếu yêu cầu thay đổi trọng tài viên của đương sự là có căn cứ, thẩm phán ra quyết định thay đổi trọng tài viên. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng.

4.2. Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm thời

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)