TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 61 - 66)

chức TAND năm 1960. Điều 21 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định: TANDTC có thẩm quyền xét lại hoặc giao cho TAND cấp dưới xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm. Từ năm 1981, theo Luật tổ chức TAND 1981, Luật tổ chức TAND năm 1992 thì Tồ án cấp tỉnh cũng có thẩm quyền Giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án cấp dưới. Năm 1982, TANDTC đã ra thông tư số 01/TATC ngày 1-2-1982 về thủ tục Giám đốc thẩm. Tất cả những vấn đề này được quy định cụ thể trong chương XII của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Hiện nay, thủ tục Giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại chương XVIII BLTTDS 2004.

1.2. Ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm

Việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa rất lớn, giúp cho Tồ án cấp trên có thể kiểm tra việc xét xử của Tồ án cấp dưới, qua đó có thể chỉ đạo kịp thời và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử tại các Tồ án địa phương. Vì vậy, giám đốc thẩm cịn là một phương tiện quan trọng để Toà án cấp trên có thể hướng dẫn và kiểm tra hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới, thực hiện nhiệm vụ được quy định rõ trong Luật tổ chức TAND.

Thủ tục giám đốc thẩm, rõ ràng đã tạo ra một khả năng mới cho các Toà án trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và thực hiện pháp chế XHCN. Trên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được bảo vệ một cách thực sự. Có thể nói giám đốc thẩm là một bảo đảm quan trọng cho tính hợp pháp và có căn cứ cho những bản án, quyết định của Toà án.

2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Yếu tố quan trọng quyết định đến thủ tục giám đốc thẩm là phải có kháng nghị của người có thẩm quyền. Để đề cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử, tránh việc kháng nghị tràn lan làm mất tính ổn định của bản án, quyết

định thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật u cầu Tồ án có thẩm quyền xét xử lại. Việc kháng nghị được thực hiện với những quy định sau:

2.1. Người có quyền kháng nghị

Thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng dân sự xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm của Tồ án cấp dưới. Do vậy các đương sự của vụ án khơng có quyền đề nghị xét xử giám đốc thẩm mà phải là những người có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị. Theo quy định tại Điều 285 BLTTDS 2004, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là những người sau đây:

- Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

- Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

2.2. Đối tượng kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phát hiện thấy sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. Theo quy định tại các Điều 188, 279, 302, … BLTTDS 2004 thì các bản án, quyết định này bao gồm:

- Bản án, quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Quyết định sự công nhận thoả thuận của các đương sự; - Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

- Quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nói chung đối với tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

Đối với các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật dù có sai lầm thì cũng khơng phải là đối tượng của quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy vậy, đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì khơng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

2.3. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Do bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật, nên việc kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Theo Điều 283 BLTTDS 2004 thì việc kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:

Một là, kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

Việc xác định sự thật khách quan của vụ án là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Kết luận của tòa án trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án cũng có nghĩa là tịa án giải quyết vụ án khơng đúng với bản chất của sự việc. Trên thực tế, những nguyên nhân làm cho kết luận của tịa án khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án rất nhiều. Được thể hiện dưới dạng chưa đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng tòa án vẫn giải quyết vụ án nên quyết định của tòa án thiếu cơ sở, tòa án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai.

Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Để bảo đảm tính hợp pháp cho các bản án, quyết định của Toà án là việc xét xử phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về thủ tục. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc xét xử phải được thực hiện bởi Tồ án có thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng. Toà án phải tiến hành thủ tục hồ giải trong q trình giải quyết vụ án, trừ những vụ án khơng phải hồ giải… Việc xét xử sẽ bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu không thực hiện đầy đủ các quy định này và là căn cứ

để kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm. Trong pháp luật tố tụng dân sự, khơng có quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, tuy nhiên trên thực tế các vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng thường được hiểu dưới các dạng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương II BLTTDS 2004, tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật, tịa án khơng hịa giải trước khi xét xử…

Ba là, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật được hiểu là Toà án ra bản án, quyết định hiểu, vận dụng không đúng pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Tồ án xác định khơng đúng quan hệ pháp luật cần giải quyết sẽ dẫn đến việc không giải quyết đúng quyền lợi của các đương sự trong vụ án. Ví dụ, chia di sản cho cả những người không được thừa kế… Đây cũng là căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm. Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện đa dạng, rất phong phú như Toà án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật. Trong đó phổ biến nhất là việc Tồ án áp dụng sai điều luật hoặc khơng đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án.

Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc tịa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án. Do đó, trước khi kháng nghị người có thẩm quyền kháng nghị cần phải nghiên cứu xác định kỹ căn cứ kháng nghị đê tránh việc kháng nghị không đúng. Đối với những bản án, quyết định tuy có sai lầm nhưng thực tế khơng sửa chữa được thì khơng nên kháng nghị. Ví dụ: Bản án cho ly hơn khơng có căn cứ nhưng một bên đã kết hôn với người khác.

Đối với Viện Kiểm sát, khi cần nghiên cứu hồ sơ đề xem xét việc kháng nghị thì Viện Kiểm sát phải có cơng văn u cầu tịa án chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát xem xét, nghiên cứu. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát mượn để nghiên cứu xem xét việc kháng nghị. Khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát phải chuyển trả hồ sơ cho tịa án nếu khơng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2.4. Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị

Để việc kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm được tốt, kịp thời sửa chữa những sai lầm của Toà án trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bảo vệ được lợi ích của các đương sự, việc kháng nghị cần được thực hiện trong thời hạn nhất định. Theo quy định Điều 288 BLTTDS 2004, thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Hết thời hạn này, nếu bản án, quyết định của Tồ án có bị phát hiện thấy sai lầm thì cũng khơng được kháng nghị nữa.

Trong quá trình xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền u cầu hỗn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2004).

Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm (khoản 2, Điều 286 BLTTDS 2004).

Đối với Viện Kiểm sát cùng cấp. Viện Kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện Kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tồ án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Ngồi ra, để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị mà pháp luật quy định. Người đã kháng nghị bản án, quyết định có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 289 BLTTDS 2004).

2.5. Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị

Trong thời hạn luật định, người có thẩm quyền kháng nghị, nếu phát hiện thấy những sai lầm làm căn cứ cho việc kháng nghị được quy định trong luật thì sẽ thực hiện quyền kháng nghị của mình bằng văn bản, quyết định kháng nghị. Nội dung quyết định kháng nghị phải ghi đầy đủ

các vấn đề theo quy định tại Điều 287 BLTTDS 2004. Để bảo đảm việc xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, CQTHADS có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Viện Kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện Kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Trong trường hợp Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tồ án có thẩm quyền giám đốc thẩm. (Điều 290 BLTTDS 2004).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 61 - 66)