Khái niệm, đối tượng, chủ thể tốcáo trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 151 - 154)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

2. KHIẾU NẠI VÀ TỐCÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Khiếu nại trong tố tụng dân sự

2.2.1. Khái niệm, đối tượng, chủ thể tốcáo trong tố tụng dân sự

Tố cáo là một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu để công dân thể hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đồng thời góp phần tích cực trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Quyền tố cáo được ghi nhận trong HP 1992 và là một nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLTTDS 2004, được cụ thể hóa tại Điều 398 BLTTDS 2004 “ Cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Như vậy theo qui định của BLTTDS 2004 thì:

Tố cáo trong tố tụng dân sự là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.

Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Hành vi đó có thể thực tế đã gây thiệt hại hoặc cũng có thể chỉ đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bất kỳ cơng dân nào cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. So với khiếu nại thì chủ thể tố cáo có hai đặc điểm sau đây. Thứ nhất, quyền tố cáo chỉ đặt ra đối với cá nhân, pháp luật không quy định quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức. Thứ hai, cá nhân có quyền tố cáo bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe đọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu chủ thể khiếu nại, khiếu nại để bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thì chủ thể tố cáo, tố cáo để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo của mình và hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng quyền tố cáo để vu khống người tiến hành tố tụng BLTTDS 2004 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Người tố cáo có các quyền sau:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể người tố cáo có thể thực hiện quyền tố cáo của mình bằng một trong hai hình thức gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo bằng miệng. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận sẻ ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình để tránh nguy cơ bị đe dọa, trù dập, trả thù mình hoặc người than thích của mình từ phía người bị tố cáo;

- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo khi họ được yêu cầu.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù. Nếu sau khi tố cáo mà người bị tố cáo hoặc người thân thích của họ bị đe dọa, trả thù thì người tố cáo có quyền u cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp khác nhau như bảo vệ, canh gác… hoặc bắt giữ người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù để bảo vệ mình và những người thân thích.

Khi tố cáo người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo. Tính trung thực của nội dung tố cáo một mặt đảm bảo cho việc giải quyết tố cáo được nhanh chóng, chính xác, khách quan. Mặt khác tránh tình trạng oan, sai trong giải quyết tố cáo. Trong đơn tố cáo người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình. Những đơn thư tố cáo giấu

tên, mạo tên, khơng rõ địa chỉ, khơng có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký khơng tiếp nhận giải quyết vì pháp luật khơng chấp nhận hình thức tố cáo nặc danh. Điều này vừa thể hiện tính khơng khai dân chủ

của Nhà nước ta vừa hạn chế tình trạng các thế lực khơng lành mạnh lợi dụng đơn thư tố cáo để làm giảm uy tín của người tiến hành tố tụng. Nếu tố cáo sai sự thật thì người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người tố cáo phải chịu trách nhiệm hành chính, kỷ luật, dân sự và nặng nhất là trách nhiệm hình sự về việc tố cáo sai sự thật của mình.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tố cáo có điều kiện bảo vệ mình trước sự tố cáo và đảm bảo tính dân chủ, cơng khai trong việc giải quyết tố cáo, BLTTDS 2004 qui định người bị tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau:

- Được thông báo về nội dung tố cáo;

- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

- Được khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

Cũng theo quy định tại Điều 400 BLTTDS 2004 thì người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

- Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

- Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật của những người tiến hành tố tụng - là những người mang quyền lực Nhà nước và cả những người cố tình tố cáo sai sự thật gây mất đồn kết, làm giảm uy tín của người tiến hành tố tụng, cần phải được xử lý nghiêm minh vừa răn đe, vừa giáo dục ý thức tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)