Xử lý về hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 142 - 144)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

a) Xử lý về hành chính

Xử lý về hành chính trong tố tụng dân sự là những biện pháp do Tòa án áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây trở ngại

cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của Tòa án mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ hành vi nào gây khó khăn cho hoạt động tố tụng cũng là đối tượng bị xử lý hành chính. Cần nhấn mạnh rằng những hành vi bị xử lý bằng biện pháp hành chính phải được quy định trong BLTTDS 2004. Xử lý về hành chính bao gồm xử phạt hành chính và các hình thức xử lý khác nhưng trong tố tụng dân sự chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính là xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm các hình thức xử phạt sau đây:

Phạt cảnh cáo: là biện pháp xử lý bằng việc công khai lên án, phê

phán của Tòa án đối với cá nhân, cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Biện pháp xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự chỉ được áp dụng khi có các điều kiện sau đây:

- Hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật qui định là có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo;

- Có tình tiết giảm nhẹ;

- Chỉ áp dụng biện pháp xử lý phạt cảnh cáo đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự lần đầu.

Phạt cảnh cáo được áp dụng cho tất cả các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền: là biện pháp xử lý buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có

hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự phải nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm để người có thẩm quyền xử phạt đưa ra một mức phạt tương ứng, tuy nhiên không được vượt quá mức phạt tối đa mà pháp luật quy định. Ví dụ:

- Thẩm phán chủ tọa phiên tồ có quyền phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng

- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng;

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tịa Tịa án nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền tối đa đến 15.000.000 đồng;

- Chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tồ Tòa án nhân dân tối cao có quyền phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.

Biện pháp này được áp dụng để xử lý đối với tất cả các hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định trong BLTTDS 2004.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)