TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 73 - 77)

ngày 1/2/1982 của TANDTC, VKSNDTC và Bộ tư pháp. Sau đó được quy định tại Luật tổ chức TAND năm 1992, Luật tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Hiện nay thủ tục tái thẩm được quy định tại chương XIX BLTTDS 2004.

1.2. Ý nghĩa

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm là sự đảm bảo cho tính pháp chế XHCN trong cơng tác xét xử của Tồ án. Đảm bảo cho bản án, quyết định của Tồ án hợp pháp và có căn cứ, bảo vệ một cách thực sự quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và của cả những người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đó, Tồ án có thể bảo đảm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của mình phải ln ln là những bản án, quyết định đúng pháp luật. Đây cũng là điều kiện để Tồ án nói riêng, cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung nâng cao uy tín và chất lượng làm việc của mình.

2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM TỤC TÁI THẨM

Thủ tục tái thẩm là một thủ tục xét xử đặc biệt xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án, cho dù bị phát hiện ra có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án, nhưng khơng có kháng nghị của người có thẩm quyền thì cũng khơng thể bị xét xử lại theo thủ tục tái thẩm. Viện Kiểm sát, Tồ án phải thơng báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị biết để họ xem xét việc kháng nghị.

2.1. Người có quyền kháng nghị

Theo quy định của Điều 307 BLTTDS 2004, thì những người sau đây mới có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

- Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

- Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện.

- Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

2.2. Đối tượng kháng nghị

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phát hiện được tình tiết mới quan trọng của vụ án trước đó Tồ án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án dân sự. Cũng giống như thủ tục giám đốc thẩm, đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND. Tuy vậy, khác với đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, những bản án, quyết định là đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Toà án khơng có sai lầm, vi phạm pháp luật. Nếu khơng phát hiện ra được những tình tiết mới quan trọng của vụ án dân sự mà Tồ án, đương sự đã khơng thể biết được khi giải quyết vụ án và khơng xác định được mối liên quan của nó với bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn được coi là đúng đắn.

2.3. Căn cứ kháng nghị

Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định dựa trên cơ sở phát hiện được tình tiết mới quan trọng của vụ án dân sự mà trước đó Tồ án và đương sự đã không thể biết được. Theo Điều 305 BLTTDS 2004 quy định bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau.

Một là, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã khơng thể biết được trong q trình giải quyết vụ án.

- Khi xác định những tình tiết mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải chú ý tới đặc điểm của nó. Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết đã có vào lúc Tồ án giải quyết vụ án mà Toà án và đương sự đã khơng thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Toà án giải quyết vụ án thì khơng phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

- Những tình tiết đó phải là những tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khơng hợp pháp, khơng có căn cứ. Những tình tiết mới đó phải là những sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự mà Tồ án có nhiệm vụ giải quyết. Nó có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Toà án tái thẩm.

- Những tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết Tồ án muốn xác định được phải qua q trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Tồ án khơng đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Tồ án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Tồ án khơng phát hiện được, khơng tiến hành điều tra đầy đủ thì khơng được coi là tình tiết mới.

Hai là, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch khơng đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ.

Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những yếu tố quan trọng được Toà án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Nó mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những yếu tố quan trọng được Toà án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Nó mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết lụân của người giám định, lời của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết địng theo thủ tục tái thẩm.

Ba là, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

Thẩm phán, Hội thẩn nhân dan và kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Nếu họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết đúng với bản chất của nó. Vì vậy, nếu đã phát hiện được thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.

Bốn là, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tồ án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Tồ án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Để xác định căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể dựa vào những nguồn tin tức của các đương sự, cơng dân, có tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan Nhà nước… và cả phản ánh của Toà án để giải quyết vụ án. Người có thẩm quyền phải xác minh trước khi kháng nghị sẽ dẫn đến việc Tồ án có thẩm quyền xét lại bản án quyết định có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án, quyết định nếu kháng nghị cũng không sửa chữa được thì khơng nên kháng nghị. Trường hợp Viện Kiểm sát muốn nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị thì việc mượn hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của Viện Kiểm sát ở thủ tục này cũng được tiến hành như ở thủ tục giám đốc thẩm.

2.4. Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định Điều 308 BLTTDS 2004, theo đó thời hạn kháng nghị là một năm kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới làm căn cứ cho việc kháng nghị. Người đã kháng nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định Điều 308 BLTTDS 2004. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà tái thẩm (Điều 289, 310 BLTTDS 2004).

2.5. Hình thức kháng nghị và giữ quyết định kháng nghị

Việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng được tiến hành bằng văn bản - quyết định kháng nghị. Quyết định này phải được gửi ngay cho Tồ án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được kháng nghị, các đương sự CQTHADS có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho VKSND cùng cấp. Viện Kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ vụ án, hết thời hạn đó Viện Kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tồ án có thẩm quyền tái thẩm. Trong trường hợp Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tồ án có thẩm quyền tái thẩm.

2.6. Xét xử theo thủ tục tái thẩm

Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm có những vấn đề cơ bản giống nhau là cùng xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị bảo đảm cho bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ. Do đó, Điều 310 BLTTDS 2004 quy định các vấn đề về thẩm quyền, thời hạn, phạm vi và phiên tòa tái thẩm giống như thủ tục giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 73 - 77)