Khái niệm, đối tượng, chủ thể khiếu nại trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 145 - 149)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

2. KHIẾU NẠI VÀ TỐCÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Khiếu nại trong tố tụng dân sự

2.1.1. Khái niệm, đối tượng, chủ thể khiếu nại trong tố tụng dân sự

Để bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành đúng pháp luật, kịp thời khắc phục các hành vi tố tụng gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân bên cạnh việc quy định trình, tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định thủ tục khiếu nại trong tố tụng dân sự.

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong HP 1992 ( Điều 74). Bảo đảm quyền khiếu nại được quy định là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự ( Điều 24 BLTTDS 2004). Đồng thời trong BLTTDS 2004 khiếu nại được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 391 như sau: “ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, theo qui định của BLTTDS 2004 (Điều 24 và Điều 391) thì:

Khiếu nại trong tố tụng dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đối tượng khiếu nại trong tố tụng dân sự bao gồm quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Các quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là quyết định của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền ban hành trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ việc dân sự cụ thể, được thể hiện bằng văn bản như: quyết định định giá tài sản, quyết định ủy thác thu thập chứng cứ, quyết định trưng cầu giám định, quyết định bảo vệ chứng cứ v.v…

Tuy nhiên, đối với các bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành như quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự…không phải là đối tượng của khiếu nại. Đây cũng là quyết định của tố tụng nhưng những quyết định này là quyết định giải quyết thực chất vụ án cho nên cần phải được xem xét theo trình tự, thủ tục đầy đủ, chặt chẻ hơn. Vì vậy, khơng giải quyết theo qui định của chương này mà giải quyết theo các chương tương ứng của BLTTDS 2004.

Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc như các hành vi lấy lời khai, thu thập chứng cứ, kê biên tài sản v.v…

Người có quyền khiếu nại trong tố tụng dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm. Người khiếu nại thì có quyền sau đây:

- Tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khiếu nại. Cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng thì tự mình thực hiện quyền khiếu nại, người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thực hiện quyền khiến nại thơng qua người đại diện hợp pháp của mình như cha, mẹ, người giám hộ…

- Người khiếu nại có quyền thực hiện việc khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của nào của quá trình giải quyết vụ việc từ khi nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu cho tới khi thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

- Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại nếu thấy rằng khơng cịn căn cứ để khiếu nại, người bị khiếu nại đã tự mình khắc phục các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật hoặc đã có sự hịa giải giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại…

- Người khiếu nại có quyền được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại. Pháp luật qui định cơ quan, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn luật định và trả lời cho người khiếu nại biết kết quả bằng văn bản. Nếu người khiếu nại không đồng ý cới kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết ở cấp tiếp theo.

- Người khiếu nại có quyền được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi tố tụng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và Luật bồi thường nhà nước năm 2010.

Khi thực hiện quyền khiếu nại người khiếu nại có nghĩa vụ đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thơng tin, tài liệu đó và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời người khiếu nại phải khiếu nại trong thời hạn luật định. Pháp luật quy định thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở nại khách quan đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại.

Người bị khiếu nại là cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự bị các cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại. Người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình. Đồng thời người bị khiếu nại có nghĩa vụ giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại. Vì chỉ những người có thẩm quyền ra các quyết định hoặc thực hiện các hành vi tố tụng bị khiếu nại mới nhận thức và có đầy đủ các thơng tin và tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi đó. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực người bị khiếu nại phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại và phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự trái pháp luật gây ra theo quy định của pháp luật.

Việc pháp luật quy định chặt chẻ quyền và nghĩa vụ các chủ thể khiếu nại cũng như thời hiệu khiếu nại trong tố tụng dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại chính xác, khách quan, đúng pháp luật, kịp thời khắc phục các vi phạm pháp luật có thể có trong các quyết định,

hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng, đồng thời nó cịn thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng dân sự của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 145 - 149)