Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 112 - 113)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

5. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

5.4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn

hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Người chưa thành niên là thế hệ tương lai của đất nước vì vậy cần được sống trong một môi trường lành mạnh và được cha, mẹ, những người có phẩm chất đạo đức tốt ni dưỡng. Do đó khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì theo quy định tại Điều 41 LHNGD năm 2000 tùy từng trường hợp cụ thể Tịa án có thể tự mình hoặc u cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hạn chế quyền đối với cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Hoặc trường hợp vợ, chồng ly hôn mà do hai bên thỏa thuận hoặc Tịa án giao con cho một bên ni dưỡng, bên không trực tiếp nuôi con vẫn được quyền thăm nom, chăm sóc con, khơng ai cản trở được quyền này. Nhưng trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con, người trực tiếp ni con có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Đơn yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hơn phải có đầy đủ các nội

dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS 2004. Kèm theo đơn yêu cầu là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ pháp luật. Ví dụ giấy khai sinh của con, bản án của Tòa án kết án cha, mẹ có các hành vi đã nêu trên, những bằng chứng chứng minh việc dẫn con đi quá thời gian cho phép v.v…

Tòa án có thể cơng nhận hoặc khơng cơng nhận u cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn của đương sự. Nếu công nhận thì trong quyết định đó Tịa án phải nêu rõ phạm vi, thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 112 - 113)