KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Khái niệm giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 60 - 61)

1.1. Khái niệm giám đốc thẩm

Ở nước ta, Toà án thực hiện chế độ xét xử hai cấp là sơ thẩm và phúc thẩm, ngồi ra pháp luật tố tụng cịn quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật mắc sai lầm hoặc có tình tiết mới và bị kháng nghị bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Nội dung này là một trong những nguyên tắc cơ bản được gọi là “Giám đốc việc xét xử” quy định tại Điều 18 của BLTTDS 2004.

Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai hình thức của thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm và bị kháng nghị. Điều đó có nghĩa là thủ tục này được thực hiện sau khi bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là thủ tục nối tiếp với hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và nhờ đó bản án mới có hiệu lực pháp luật, vì vậy giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba. Đối với những bản án, quyết định của Tồ án nếu phát hiện thấy tình tiết mới, được xét lại theo thủ tục tái thẩm.

Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tịa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

Mục đích của giám đốc thẩm là khắc phục những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND, bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ cho các phán quyết của Tồ án. Vì vậy, thẩm quyền tiến hành giám đốc thẩm luôn luôn thuộc về Toà án cấp trên trực tiếp của Tồ án đã có bản án, quyết định bị giám đốc thẩm. Tính chất của giám đốc thẩm được quy định tại Điều 282 BLTTDS 2004.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 60 - 61)