Hội đồng tái thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 78 - 82)

- Hội đồng tái thẩm của TAND cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh.

Khi Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

- Hội đồng tái thẩm tồ chun trách của TAND gồm có ba thẩm phán; - Hội đồng tái thẩm TANDTC là Hội đồng thẩm phán TANDTC. Khi Hội đồng thẩm phán TANDTC tiến hành tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

2.7. Chuẩn bị mở phiên toà tái thẩm

Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị, kèm theo hồ sơ vụ án, trong thời hạn này Tồ án tiến hành tất cả cơng việc cần thiết cho việc mở phiên toà tái thẩm.

Sau khi nhận được kháng nghị, Toà án tái thẩm yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho Tồ mình nghiên cứu chuẩn bị xét xử. Chánh án Tồ án phân cơng một thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tồ. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Toà án, nội dung của kháng nghị. Các thành viên khác của Hội đồng xét xử cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ án để tham gia xét xử. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên Hội đồng tái thẩm chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên toà tái thẩm.

2.8. Những người tham gia phiên toà tái thẩm

Tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, để bảo đảm thủ tục này tiến hành đúng pháp luật, phiên tồ tái thẩm phải có sự tham gia của VKSND cùng cấp.

Khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tái thẩm và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà tái thẩm (Điều 292 BLTTDS 2004).

Trong trường hợp triệu tập người đến tham gia phiên tồ thì Tồ án phải gửi giấy triệu tập cho họ và trong giấy triệu tập phải ghi rõ ngày, giờ, địa điểm mở phiên toà.

2.9. Phạm vi tái thẩm

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm là nhằm phát hiện, xác định tình tiết mới. Để bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định, căn cứ vào Điều 296 BLTTDS 2004 Hội đồng tái thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

Hội đồng tái thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khơng bị kháng nghị hoặc khơng có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba khơng phải là đương sự trong vụ án.

2.10. Thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm

Theo quy định tại Điều 310 BLTTDS 2004, thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm cũng được thực hiện như phiên toà giám đốc thẩm, phiên tồ tái thẩm khơng mở cơng khai. Nếu có những người tham gia tái thẩm đã được Tồ án triệu tập vắng mặt thì phiên tồ vẫn được tiến hành. Trong trường hợp kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi mà khơng có người thay thế ngay thì phải hỗn phiên tồ.

Tại phiên tồ một thành viên của Hội đồng tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung của vụ án, quyết định của bản án, quyết định bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của người kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Sau đó, đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về quyết định kháng nghị.

Nếu có người tham gia tái thẩm hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên tồ tái thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về

quyết định kháng nghị. Cuối cùng các thành viên của Hội đồng tái thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án Hội đồng tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. Quyết định tái thẩm của Uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán thành.

Trong trường hợp không được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phải hỗn phiên tồ. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hỗn phiên tồ, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên. Tuy vậy, do mục đích tái thẩm khác với mục đích giám đốc thẩm nên ở trong phiên tòa tái thẩm, Hội đồng tái thẩm chủ yếu tập trung vào việc xác định căn cứ kháng nghị. Trường hợp có căn cứ kháng nghị thì Hội đồng tái thẩm sẽ khôi phục lại vụ án để xét xử lại từ đầu.

2.11. Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm

Theo quy định của Điều 309 BLTTDS 2004 thì Hội đồng tái thẩm có các quyền hạn sau:

Một là, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Hội đồng tái thẩm giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bác kháng nghị nếu việc kháng nghị khơng có căn cứ. Bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tồ án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.

Hai là, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung.

Khi kháng nghị có căn cứ, nghĩa là quyết định của Toà án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị không phù hợp với thực tế khách quan của Tồ án thì Hội đồng tái thẩm huỷ bản án, quyết định để xét xử lại. Toà án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết lại vụ án như đối với vụ án

mới. Trong quá trình giải quyết lại vụ án, Toà án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Khi huỷ án để điều tra xét xử lại, Hội đồng tái thẩm có thể hướng dẫn Tồ án xử lại vụ án về những vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án Toà án cấp dưới vẫn phải căn cứ vào hồ sơ vụ án, diễn biến vụ án mà quyết định. Bản án, quyết định của Tồ án xét xử lại vụ án cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Ba là, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 192 BLTTDS 2004 thì Hội đồng tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị thuyên bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan tổ chức nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện; cơ quan tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp khơng có ngun đơn hoặc ngun đơn u cầu khơng tiếp tục giải quyết vụ án; các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án; nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; thời hiệu khởi kiện đã hết v.v. Thì khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, Tồ án tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án.

2.12. Quyết định tái thẩm

Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, Toà án ra quyết định tái thẩm. Quyết định tái thẩm phải có các nội dung theo quy định tại Điều 287 BLTTDS 2004. Quyết định tái thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Theo quy định tại Điều 303; 310 BLTTDS 2004 trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định Hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định tái thẩm; Toà án ra

bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Viện Kiểm sát cùng cấp, CQTHADS có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 78 - 82)