4.1. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm
Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm phần lớn cũng là những người đã tham gia phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại điều 264 BLTTDS 2004, người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên toà. Tồ án có thể triệu tập thêm những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp đều phải tham gia phiên toà phúc thẩm.
4.2. Hỗn phiên tồ phúc thẩm
Theo Điều 266 BLTTDS 2004, phiên tồ phúc thẩm bị hỗn trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp Kiểm sát viên phải tham gia phiên tồ vắng mặt thì phải hỗn phiên tồ;
- Người kháng cáo, người khơng kháng cáo nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt thì phải hỗn phiên tồ. Trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tịa án tiến hành phiên tịa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc hỗn phiên tịa, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 BLTTDS 2004.
- Thời hạn hỗn phiên tồ và quyết định hỗn phiên tồ phúc thẩm được thực hiện như ở phiên toà sơ thẩm (Điều 208 BLTTDS 2004).
4.3. Thủ tục tiến hành phiên toà phúc thẩm
Về cơ bản, thủ tục phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như thủ tục phiên toà sơ thẩm: