NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 84 - 87)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ VIỆC DÂN SỰ

1.1. Nguyên tắc giải quyết việc dân sự

Trong BLTTDS 2004 đã có sự phân biệt một cách cụ thể giữa hai khái niệm vụ án dân sự và việc dân sự. Vì vậy, trình tự, thủ tục giải quyết giữa chúng cũng khơng giống nhau. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Bản chất của việc dân sự là khơng có tranh chấp cho nên q trình giải quyết cũng ít phức tạp hơn so với vụ án dân sự. Bởi vì các tình tiết, sự kiện của sự việc đã được xác định thông qua lời thừa nhận, thống nhất của các đương sự hoặc các bên không phản đối yêu cầu của nhau. Vấn đề chỉ là Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật để công nhận hay không công nhận yêu cầu của đương sự. Mặc dù, thủ tục giải quyết việc dân sự khá đơn giản nhưng cũng phải đảm bảo các nguyên tắc luật định.

Trong quá trình giải quyết việc dân sự Tòa án áp dụng những quy định của Chương XX “quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự” của BLTTDS 2004, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này. Như vậy, thủ tục giải quyết việc dân sự sẽ được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định từ Điều 3 đến Điều 24 BLTTDS 2004 và các quy định khác của bộ luật nếu không trái với chương XX

như quy định về thẩm quyền giải quyết, thời hiệu giải quyết, chứng cứ và chứng minh, về phương thức gửi đơn yêu cầu, thủ tục nhận đơn yêu cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, về việc trả lại đơn yêu cầu, thụ lý, phân công Thẩm phán giải quyết v.v…

Tuy nhiên cần lưu ý là những quy định tại Chương XX của BLTTDS 2004 sẻ được ưu tiên áp dụng để giải quyết việc dân sự. Đối với những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại Chương XX thì khi áp dụng các điều khoản tương tự của BLTTDS 2004, cần phải viện dẫn Điều 311 BLTTDS 2004. Ví dụ: Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự phải viện dẫn cả Điều 311 và Điều 192 BLTTDS 2004.

Việc giải quyết việc dân sự phải tuân thủ nguyên tắc nêu nên, nếu khơng thực hiện theo đúng ngun tắc đó xem như đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và dẫn đến hậu quả là việc dân sự phải được xét lại kể cả khi quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

1.2. Thành phần giải quyết việc dân sự

Trong quá trình giải quyết việc dân sự, thành phần tham gia vào giải quyết việc dân sự đóng vai trị hết sức quan trọng. Vì vậy, sau khi thụ lý đơn yêu cầu Chánh án phải phân công Thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán phụ trách giải quyết đơn yêu cầu. Tùy theo tính chất của từng loại việc dân sự mà pháp luật qui định thành phần giải quyết cho phù hợp, thành phần giải quyết việc dân sự có thể do một hoặc ba thẩm phán tiến hành. Cụ thể:

Việc giải quyết yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi như bản án hoặc quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 26, khoản 6 Điều 28, khoản 2 và 3 Điều 30, Điều 32 BLTTDS 2004 thường phức tạp. Vì vậy, Hội đồng xét đơn yêu cầu do một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết (khoản 1 Điều 55 BLTTDS 2004).

Việc giải quyết các phần liên quan đến Trọng tài Thương mại Việt Nam (khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2004) thì thành phần giải quyết tuân

theo pháp luật về Trọng tài thương mại (khoản 3 Điều 55 BLTTDS 2004). Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì tùy theo yêu cầu của đương sự để quy định số lượng thẩm phán tham gia giải quyết khác nhau. Nếu khơng đồng ý với quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của trọng tài hoặc không thỏa thuận được trọng tài viên hay trung tâm trọng tài giải quyết mà đương sự khiếu nại ra Tòa án; yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ do một Thẩm phán giải quyết.

Nếu đương sự có đơn u cầu Tịa án công nhận hay hủy quyết định của Trọng tài thì Tịa án khơng giải quyết lại vụ án mà chỉ dựa trên tài liệu, chứng cứ để xem xét xem quyết định giải quyết của Trọng tài có đúng pháp luật khơng nhưng loại việc này cũng rất phức tạp. Vì vậy, loại việc này phải được xem xét bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán.

Các việc dân sự khác ngoài hai loại việc nêu ở trên do một Thẩm phán giải quyết (khoản 2 Điều 55 BLTTDS 2004).

Pháp luật quy định từng loại việc dân sự cụ thể nào thì có bao nhiêu Thẩm phán tham gia giải quyết yêu cầu nhằm đảm bảo cho việc giải quyết nhanh chóng, thống nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

1.3. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

Khác với vụ án dân sự, Tịa án phải mở phiên tịa để giải quyết thì khi giải quyết việc dân sự Tòa án chỉ cần mở phiên họp. Phiên họp phải được mở công khai và việc giải quyết phải tuân thủ theo nguyên tắc trực tiếp, liên tục và bằng lời nói. Để đảm bảo cho việc giải quyết việc dân sự một cách chính xác và đúng luật thì theo quy định tại Điều 313 BLTTDS 2004 trong phiên họp giải quyết việc dân sự Tòa án phải triệu tập những người sau đây:

- Đại diện của Viện Kiểm sát cùng cấp;

- Người có liên quan đến yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

- Ngoài ra trong trường hợp cần thiết, Tịa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp.

Việc quy định này là cần thiết vì quyết định giải quyết vụ việc muốn được sự tôn trọng của xã hội cần có sự kiểm tra, giám sát chặt để đảm bảo quá trình xét đơn yêu cầu phải diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Mặt khác quyết định này cịn có giá trị bắt buộc đối với người yêu cầu và những người liên quan đến u cầu nên địi hỏi phải có mặt của họ. Vì vậy, trong trường hợp có người tham gia phiên họp vắng mặt, Tòa án sẽ quyết định hoản phiên họp nếu:

- Vắng mặt Kiểm sát viên VKSND cùng cấp;

- Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng; - Vắng mặt người phiên dịch hoặc người làm chứng, người giám định cần hỏi tại phiên họp;

- Ngồi ra, Tịa án cũng quyết định hoản phiên họp nếu phải thay đổi Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch mà khơng có người thay thế.

Trừ trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự khơng có sự tham gia của họ thì Tịa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ, đây là biểu hiện cụ thể thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

Nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Bởi vì sự tham gia của những người này vừa là quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ, hơn nữa người chính họ là người nộp đơn u cầu mà khơng có mặt tại phiên họp đồng nghĩa với việc họ đã từ bỏ yêu cầu. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tịa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm nếu còn thời hạn yêu cầu. Đương nhiên trong trường hợp này họ phải tiến hành việc yêu cầu lại từ đầu, phải nộp lệ phí nếu loại việc dân sự đó pháp luật yêu cầu phải chịu lệ phí.

1.4. Thủ tục giải quyết việc dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 84 - 87)