Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 68 - 70)

3 XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM 1 Thẩm quyền Giám đốc thẩm

3.6. Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm

Phiên tồ giám đốc thẩm có nhiều điểm khác biệt với phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm vì nó được tiến hành trên cơ sở xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là chủ yếu. Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm được qui định cụ thể tại Điều 295 BLTTDS 2004:

- Phiên tồ giám đốc thẩm khơng mở cơng khai, nếu có người tham gia tố tụng đã được Toà án triệu tập vắng mặt thì phiên tồ vẫn được tiến hành. Trong trường hợp kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi mà khơng có người thay thế ngay thì phải hỗn phiên tồ.

- Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, q trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Sau đó, đai diện viện kiển sát phát biểu ý kiến của viện sát về quyết định kháng nghị.

- Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến riêng của mình về quyết định kháng nghị. Sau khi thành viên của hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Nếu thấy có vấn đề nào chưa rõ thì hội đồng xét xử có thể hỏi thêm. Khi những người được triệu tậo tham gia phiên tồ trình bày xong ý kiến của mình, các thành viên của hội đồng xét xử hỏi xong thì đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến của viện kiển sát về quyết địng kháng nghị.

- Các thành viên của hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án theo trình tự tán thành, khơng tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. Quyết định giám đốc thẩm của uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh, hội đồng thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của uỷ ban thẩm phán phát biểu tán thành. Trong trường hợp không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phải hỗn phiên tồ. Trong thời gian hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hỗn phiên tồ, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 68 - 70)