Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 31 - 33)

Ngay sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tồ án cấp sơ thẩm có trách nhiệm thơng báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm.

Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiên tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2.7. Thơng báo về việc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phúc thẩm

Các điều 249 và 253 BLTTDS 2004 quy định về việc thông báo kháng cáo, kháng nghị. Theo các quy định này, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tồ án cấp sơ thẩm phải thơng báo ngay bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo. Trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị thì Viện Kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan biết việc kháng nghị.

Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

2.8. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phúc thẩm

Điều 256 BLTTDS 2004 quy định trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện Kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng việc thay đổi, bổ sung đó khơng được vượt q phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

Quy định này nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự cũng như tôn trọng quan điểm của Viện Kiểm sát và của người ký kháng nghị trong trường hợp họ muốn thay đổi, bổ sung kháng nghị. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các đương sự chuẩn bị tổ chức việc biện hộ sau khi đã biết rõ thực trạng những nội dung kháng cáo, kháng nghị, qua đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khoản 2 Điều 256 BLTTDS 2004 quy định trước khi bắt đầu phiên tồ hoặc tại phiên tồ thì người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện Kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền rút kháng nghị hoặc Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị nếu xét thấy kháng nghị là khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết.

Khi có người rút kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tồ án cấp phúc thẩm phải ra quyết định chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị đó. Nhưng trong trường hợp rút kháng cáo hoặc kháng nghị trước khi mở phiên toà nên việc ra quyết định sẽ thuộc thẩm quyền của thẩm phán Toà án cấp phúc thẩm. Trường hợp rút kháng cáo hoặc kháng nghị tại phiên tồ phúc thẩm thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận việc rút kháng cáo, rút kháng nghị.

Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát đã rút kháng nghị. Người có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị nếu thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải được lập thành văn bản gửi cho Toà án cấp phúc thẩm; Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự trong vụ án biết về việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng cáo, kháng nghị.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà không nhất thiết phải lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà phúc thẩm.

Hậu quả pháp lý của việc rút kháng cáo hoặc rút kháng nghị là bản án quyết định sơ thẩm sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật, do đó trong quyết định chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị thì Tồ án cấp phúc thẩm

cũng phải tuyên bố rõ điều này để là căn cứ cho việc thi hành băn án sơ thẩm đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 31 - 33)