Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 70 - 71)

3 XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM 1 Thẩm quyền Giám đốc thẩm

3.7. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm

Căn cứ vào tính chất giám đốc thẩm, Điều 297 BLTTDS 2004 qui định quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm. Theo đó, khi xét lại bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền hạn sau :

Một là, không chấp nhận kháng nghị và giữ quyền bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ quyền bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định đúng, việc kháng nghị khơng có căn cứ.

Hai là giữ nguyên bản án, quyết định đúng phát luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc sửa.

Theo Điều 298 BLTTDS 2004, nếu kháng nghị có căn cứ, bản án, quyết định của Toà án cấp dưới đã huỷ hoặc sửa khơng đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quýêt định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị huỷ bỏ hoặc sửa đổi một phần hay tồn bộ. Ví dụ: Khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm Hội đồng giám đốc thẩm của TANDTC có thể huỷ bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh và giữ nguyên bản án, quyết định của TAND cấp huyện đã bị TAND cấp tỉnh sửa hoặc bị huỷ.

Ba là, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.

Theo quy định tại Điều 299 BLTTDS 2004, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau:

- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại BLTTDS 2004;

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định BLTTDS 2004 hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thể huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giao cho Tồ án cấp mình hoặc cấp dưới xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vụ án. Đồng thời, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn Toà án xử lại vụ án những vấn đề cần thiết như đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án v.v. Nhưng Hội đồng giám đốc thẩm không được chỉ rõ phải quyết định giải quyết vụ án như thế nào khi vụ án được xét lại. Toà án giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm quyết định giải quyết vụ án căn cứ vào diễn biến của vụ án và pháp luật áp dụng giải quyết vụ án mà không bị ràng buộc vào ý kiến hướng dẫn của Toà án cấp giám đốc thẩm.

Nếu vụ án được xét lại theo thủ tục sơ thẩm thì bản án, quyết định của Tồ án xét lại cũng bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu vụ án được xét lại theo thủ tục phúc thẩm thì bản án, quyết định của Tồ án xét lại có sai lầm có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Bốn là, huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo Điều 300 BLTTDS 2004 nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 192 của Bộ luật này thì Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với trường hợp sự việc khơng thuộc thẩm quyền của Tồ án thì Tồ án cần hướng dẫn đương sự yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 70 - 71)