Giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 89 - 90)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

c) Giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Sau khi quyết định thụ lý đơn yêu tùy theo từng trường hợp cụ thể để Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán hay hội đồng Thẩm phán phụ trách việc giải quyết. Thẩm phán hoặc hội đồng Thẩm phán được phân công phải tiến hành các hoạt động sau đây:

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết dân sự.

Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, các tài liệu, chứng cứ đương sự đã giao nộp. Nếu xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu thấy cần thiết thì Thẩm phán có thể thực hiện hiện một hoặc một số biện pháp thu nhập chứng từ theo quy định tại khoản 2 điều 85 BLTTDS 2004 như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; trưng cầu giám định; xem xét thẩm định tại chổ, đối chất giữa các đương sự với nhau, đương sự với người làm chứng v.v…

Trong giai đoạn xét đơn yêu cầu tùy theo từng trường hợp cụ thể Tịa án có thể ra các quyết định sau đây: Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự phải được gửi cho

Viện Kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện Kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Hết thời hạn này, Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 89 - 90)