Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 113 - 115)

C. THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC

5. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

5.5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuô

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với đạo đức xã hội. Tuy nhiên, khi rơi vào các trường hợp sau đây thì con ni đã thành niên, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có quyền u cầu Tịa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Thứ nhất, cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm

dứt quan hệ nuôi con nuôi;

Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính

mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ ni; ngược đãi hành hạ cha, mẹ ni hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi;

Thứ ba, lợi dụng việc nuôi con ni để bóc lột sức lao động, xâm

phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác; người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa bị xố án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Đơn yêu cầu chấm dứt việc ni con ni phải có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS 2004. Trong đó nêu rõ lý do chấm dứt việc ni con nuôi. Kèm theo đơn yêu cầu này người yêu cầu phải gửi các tài liệu như giấy khai sinh của người con nuôi, quyết định nhận nuôi con nuôi, bản án kết án về tội của cha, mẹ nuôi v.v..

Khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sẽ phát sinh (Điều 74 LHNGĐ 2000), bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy, khi chấm dứt việc ni con ni thì đương nhiên quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con cũng chấm dứt.

Chương 13

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)