Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 29 - 30)

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới - Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Phú Thuỷ.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới - Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Phú Thuỷ.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới - Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Phú Thuỷ.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Lệ Thuỷ: 052.3883613 + UBND Xã Phú Thuỷ: 052.3882999

BÃI ĐỨC

Di tích chiến tranh cách mạng Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Nơi đây vào tháng 1-1930 Chi bộ Bãi Đức được thành lập. Chi bộ Bãi Đức được thành lập không chỉ là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Tun Hố mà cịn là Chi bộ đầu tiên ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Chi bộ thành lập gồm có 7 đảng viên. Nội dung và phương hướng hoạt động của Chi bộ là tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng, phát triển đảng viên mới, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân trong cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

Sau khi thành lập, Chi bộ Bãi Đức đã bắt tay vào việc vận động, xây dựng các tổ chức quần chúng. Thời gian này, Chi bộ đã tổ chức được 4 đội tự vệ khoảng 50 người ở Đương Dầu, Bãi Đức và La Khê.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh và Chỉ thị của huyện Hương Khê về tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5, Chi bộ đã chỉ đạo, vận động quần chúng tham gia cuộc biểu tình ngày 1-5-1931. Chiều 30-4-1931, Chi bộ bố trí hai đội tự vệ làng Bãi Đức đến nhà lý trưởng Trương Thu Hợp, khống chế và không cho tên này ra khỏi nhà. Mười giờ đêm 30-4, Chi bộ tổ chức 100 người đến tập trung tại Đương Dầu. Cuộc biểu tình đi vịng qua làng La Khê và Bãi Đức rồi kéo xuống ga Tân Ấp. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bọn thống trị ở Bãi Đức thực sự hoang mang, lo sợ, tên đồn trưởng Tân Ấp phải bỏ chạy lên La Trọng; tên chủ đồn điền ở La Khê, địa chủ ở Bãi Đức... chạy vào đồn Bang Tá ở ga Tân Ấp ẩn náu.

Được tin quần chúng tổ chức biểu tình, 10 giờ ngày 1-5-1931, một tên quan Tây dẫn lính đến Bãi Đức đàn áp. Cuối tháng 5-1931, các đồng chí đảng viên trong Chi bộ lần lượt bị giặc Pháp bắt. Trong những ngày bị cầm tù, các đồng chí đảng viên vẫn giữ vững phẩm chất khí tiết của người cộng sản, đấu tranh chống lại âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, xứng đáng là những chiến sĩ cộng sản đầu tiên trên quê hương Tuyên Hoá.

Tuy Chi bộ Bãi Đức ra đời, tồn tại và hoạt động trong vòng 5 tháng, nhưng Chi bộ đã góp phần giác ngộ lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm cho quần chúng nhân dân.

Di tích lịch sử cách mạng Bãi Đức đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong tiến trình cách mạng của Đảng bộ Quảng Bình. Đây là những "hạt giống đỏ" gieo xuống mãnh đất Quảng Bình; là tiền đề cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và sự ra đời của các Chi bộ Đảng Cộng sản ở tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)