Địa điểm: Xã Thuận Đứ c thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 73 - 74)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Xã Thuận Đức.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới . Tõ Thành phố Đồng Hới – Xã Thuận Đức.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới. Tõ Thành phố Đồng Hới – Xã Thuận Đức.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa, Thơng tin Thành phố Đồng Hới: 052.3825835 + UBND Xã Thuận Đức: 052.3826430

TRUNG THUẦN

Chiến khu kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Chiến khu Trung Thuần nằm về phía Tây Bắc huyện Quảng Trạch trên địa bàn hai xã Quảng Lưu và Quảng Thạch. Trong kháng chiến chống Pháp là căn cứ của lực lượng kháng chiến huyện Quảng Trạch và của lực lượng vũ trang phía Bắc tỉnh Quảng Bình.

Sau Hội nghị An Sinh (4-7-1945) ngày 21-7-1945 Ban chấp hành Phủ uỷ Quảng Trạch đã tổ chức Hội nghị quan trọng ở Đông Ngùi (Quảng Thuỷ) quyết

định lấy làng Trung Thuần làm căn cứ địa cách mạng của Phủ. Tại đây đã xây dựng kho tàng, vọng gác, tích trữ lương thực vũ khí, huấn luyện lực lượng tự vệ vũ trang. Đầu tháng 8-1945, hơn 40 chiến sĩ được tuyển chọn đưa về Trung Thuần để huấn luyện. Từ đây ngày 22-8-1945, đội quân cách mạng kéo về Lũ Phong (Quảng Phong) hội quân và xuống Phủ đường cướp chính quyền vào sáng ngày 23-8-1945.

Trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, Trung Thuần tiếp tục là căn cứ cách mạng. Vào những năm 1945-1953 từ chiến khu này, Đại đội 365 xuất quân phối hợp cùng dân quân các địa phương và bộ đội chủ lực từ Nghệ An vào đã quét sạch nhiều đồn bốt giặc, giải phóng cả một vùng rộng lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình; góp phần cùng chiến trường Bình Trị Thiên nhanh chóng đẩy quân Pháp vào thế co cụm bị động. Huyện Quảng Trạch là mảnh đất vinh dự giải phóng khỏi ách kìm kẹp của thực dân Pháp vào tháng 5-1952, là minh chứng cho sự đúng đắn trong việc xây dựng căn cứ địa cách mạng - một kinh nghiệm quý báu trong lịch sử vận động giải phóng dân tộc.

Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, Trung Thuần là hậu cứ đặc biệt quan trọng của đơn vị B 70, là nơi sơ tán của toàn bộ các cơ quan quân sự, dân sự huyện Quảng Trạch. Trung Thuần có đường chiến lược 22B, một nhánh trong hệ thống đường Hồ Chí Minh, nơi đây trở thành nơi hội tụ, hậu cứ trạm tiền phương của nhiều binh chủng như thông tin, ra đa, pháo binh... Đặc biệt vào tháng 4-1971, hậu cứ Trung Thuần là nơi Thượng tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm lễ xuất quân mở đầu cho chiến dịch Nam Lào và sau này là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng một số cán bộ cao cấp của quân đội đã tổng kết chiến thắng đường 9 Nam Lào.

Ngồi những đóng góp trong kháng chiến Pháp và chống Mỹ, Trung Thuần còn là mảnh đất mang đậm dấu tích của vương quốc Đại Việt, Chămpa (luỹ Hồn Vương), thời kỳ Cần Vương…

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)